Bình Phước đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
20/10/2023 lúc 14:30 (GMT)

Bình Phước đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

 

Đưa sản phẩm nông sản của tỉnh lên sàn thương mại điện tử

Là tỉnh có cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, thời gian qua, tỉnh Bình Phước xác định thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Trong Kế hoạch chuyển đổi số (CĐS) năm 2023, UBND tỉnh Bình Phước yêu cầu tiếp tục triển khai thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch số 297/KH-UBND ngày 17/9/2021 của UBND tỉnh về việc đưa sản phẩm nông sản của tỉnh lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2025.

Thông qua CĐS sẽ giúp toàn ngành nông nghiệp, các hộ nông dân, hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ông Hoàng Mạnh Thường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bình Phước cho biết: Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu với UBND tỉnh triển khai đến tất cả các sở, ngành của địa phương; phối hợp cùng Sở NN&PTNT triển khai công tác tuyên truyền, tổ chức các hội thảo tham vấn ý kiến từ các chuyên gia để thúc đẩy mạnh mẽ quá trình CĐS trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Hiện tỉnh Bình Phước đã đưa vào 20 xã và 2 doanh nghiệp HTX thí điểm CĐS toàn diện; thực hiện thí điểm 19 cơ sở với mã vùng trồng, với 1.997 ha, sản lượng 223.000 tấn/năm; ứng dụng khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn trong và ngoài nước, có 8 HTX đạt tiêu chuẩn theo VietGAP và Lobo GAP…; nhiều sản phẩm nông sản được cấp chứng nhận OCOP 3 và 4 sao, nông dân được hướng dẫn đưa các sản phẩm lên các sàn giao dịch thương mại điện tử.

Bình Phước
Bình Phước 31

Bên cạnh đó, ngành NN&PTNT tỉnh còn đẩy mạnh CĐS trong hoạt động điều hành, quản lý chuyên ngành, quy hoạch ngành; trong cấp mã vùng trồng, hiện đại hóa thủy lợi thích ứng biến đổi khí hậu; trong nâng cao năng lực quản lý vùng an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, phòng chống thiên tai; trong tổ chức hỗ trợ khuyến nông, đào tạo, tập huấn về CĐS cho cán bộ, nông dân, hợp tác xã…

Việc gắn mã code cho cây trồng, giúp người trồng và người tiêu dùng nắm rõ được quá trình sinh trưởng, phát triển của của cây.

Bình Phước 31
Bình Phước 31

Anh Đặng Dương Minh Hoàng, Giám đốc trang trại Thiên Nông (thôn Cây Da, xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước), Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp số Bình Phước, chia sẻ: Khoa học công nghệ đã giúp việc quản lý trang trại được chuyên môn hóa, mỗi người được giao cho một công việc cụ thể. Anh Hoàng cũng ứng dụng internet trong tưới tiêu, hệ thống camera quản lý từ xa… nhờ vậy mà trang trại vận hành hiệu quả.

Ngoài ra, những cây bơ trong trang trại của anh đều được gắn mã code để người trồng và người tiêu dùng đều nắm rõ được quá trình sinh trưởng, phát triển của trái bơ, giúp người tiêu dùng dễ dàng truy suất được nguồn gốc sản phẩm. Các sản phẩm của nông trại đều bảo đảm chuẩn hữu cơ nên đầu ra cho sản phẩm cũng khá ổn định, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Bình Phước 31

Theo anh Đặng Dương Minh Hoàng, số hóa trong nông nghiệp, sản xuất xanh sẽ mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân; tuy nhiên, chi phí để mỗi lần làm chứng nhận các tiêu chuẩn như VietGAP, Global GAP và phần mềm quản lý cũng rất tốn kém. "Để hài hòa được lợi ích trong chuỗi sản xuất, các hộ liên kết, HTX sẽ ký kết với các hội viên về việc đầu tư-sản xuất-thu mua một cách khép kín. Chi phí đầu tư sẽ được tính ở một mức nhất định trên mỗi một sản phẩm, thí dụ như thu 1.000 đồng/kg sản phẩm với bơ, sầu riêng, cà-phê… Với cách làm này, các nhà cùng bắt tay dắt nhau đi xa hơn", anh Hoàng chia sẻ.

Bình Phước 31

Tham gia vào quá trình CĐS trong nông nghiệp, từ tháng 3/2021, anh Hoàng đã kết nối những nông dân tiên tiến trên địa bàn tỉnh để thành lập HTX Dịch vụ nông nghiệp số Bình Phước. HTX này chính là đại diện triển khai nền tảng AutoAgri dùng để quản lý, giám sát, truy xuất nguồn gốc, chuyển đổi số nông nghiệp. HTX đã thí điểm số hóa hơn 1.400 cơ sở gia công chế biến sản phẩm điều của Bình Phước và ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã, Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Bình Phước để hỗ trợ chuyển đổi số cho các nông hộ, doanh nghiệp, kết nối chuỗi nông sản nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu bền vững.

Nhận diện chủ thể kinh tế số ở nông thôn

Ông Nguyễn Viết Vị, Giám đốc Hợp tác xã TM – DV Phước Thiện (xã Phước Thiện, huyện Bù Đốp) cho biết, với vị trí địa lý thuận lợi, Bình Phước là một tỉnh thuần nông với cơ cấu chiếm khoảng 80% dân cư làm nông nghiệp, khí hậu thổ nhưỡng ôn hòa. Từ nền tảng trên Hợp tác xã TM – DV Phước Thiện (HTX) tập trung sản xuất ra những loại cây ăn trái khác lạ, độc quyền, chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng. Hiện sản phẩm của HTX chiếm được niềm tin tuyệt đối từ khách hàng nên sản lượng chỉ đủ cung ứng ra thị trường trong tỉnh và khu vực lân cận.

Bên cạnh đó HTX xây dựng chuỗi liên kết sản xuất với các hộ nông dân trên địa bàn huyện, tỉnh và các tỉnh lân cận, phương châm của HTX hỗ trợ, tư vấn kỷ thuật đồng hành cùng bà con nông dân để bà con có được cây trồng ổn định đạt năng suất cao, chi phí đầu tư thấp và đầu ra ổn định, lâu dài mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bình Phước
Bình Phước
Bình Phước
Bình Phước

Mặc khác, việc thương mại hóa các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung, HTX nói riêng, tạo dây chuyền khép kín từ sản xuất giống, trồng, thu hoạch và chế biên thành phẩm nhằm nâng cao chuỗi giá trị nông sản. Mục đích cuối cùng của HTX hướng tới cùng nhau xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững, xây dựng thương hiệu trái cây Việt Nam tiến xa hơn.

 

Với diện tích trồng và liên kết trồng khoảng 800ha mít ruột đỏ và vú sữa Hoàng Kim, Hợp tác xã Phước Thiện là một trong những đơn vị tiên phong của Bình Phước ứng dụng công nghệ cao vào trồng, chế biến sản phẩm, hướng đến chuỗi quy trình khép kín từ canh tác, thu hoạch, chế biến sau thu hoạch. Đây cũng là một trong hai mô hình thụ hưởng chương trình chuyển đổi số của tỉnh.

 

 

Bình Phước

Đến nay, Hợp tác xã  Phước Thiện được lắp đặt wifi, hệ thống tưới tự động bằng ứng dụng công nghệ internet vạn vật, camera giám sát cho 2ha mít ruột đỏ, 1ha vú sữa Hoàng Kim theo tiêu chuẩn hữu cơ. Đồng thời, thu thập dữ liệu phục vụ chăm sóc, truy xuất nguồn gốc; áp dụng chuyển đổi số trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, ngoài các kênh bán sản phẩm truyền thống, hợp tác xã chủ động tìm kiếm thị trường qua các kênh thương mại điện tử.

Bình Phước
Bình Phước
Bình Phước

Giới thiệu chúng tôi tham quan ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel, tích hợp hệ thống châm phân tự động; ứng dụng cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường, nhiệt độ, ẩm độ, áp dụng công nghệ số,… Giám đốc Hợp tác xã Phước Thiện Nguyễn Viết Vị cho biết: Đây là bước tiến mới trong hành trình đưa tiến bộ khoa học-kỹ thuật tới gần với người dân. Các ứng dụng công nghệ giúp theo dõi thông số trong vườn như nhiệt độ, độ ẩm, điều chỉnh tưới nước, bón phân từ xa chỉ bằng điện thoại thông minh.

Đây là bước tiến mới trong hành trình đưa tiến bộ khoa học-kỹ thuật tới gần với người dân. Các ứng dụng công nghệ giúp theo dõi thông số trong vườn như nhiệt độ, độ ẩm, điều chỉnh tưới nước, bón phân từ xa chỉ bằng điện thoại thông minh.

Mô hình được triển khai thành công không chỉ hỗ trợ người sản xuất hạn chế rủi ro, quản lý tốt sâu bệnh hại, tiết kiệm chi phí, giúp nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số ngành nông nghiệp. Mặc dù, chỉ chiếm 5% tổng diện tích mít toàn tỉnh nhưng nhờ hiệu quả công nghệ số mang lại, sản phẩm của Hợp tác xã Phước Thiện tạo được chỗ đứng riêng trên thị trường trong nước và nước ngoài.

Hợp tác xã hồ tiêu hữu cơ Lộc Quang (huyện Lộc Ninh) hiện có 29ha hồ tiêu. Niên vụ 2022-2023, hợp tác xã thu được 90 tấn hạt tiêu. Với ước mong đưa sản phẩm hạt tiêu hữu cơ Bình Phước ra thế giới, các thành viên hợp tác xã luôn trăn trở thay đổi phương thức sản xuất theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường nhằm cho ra đời những sản phẩm chất lượng cao, khẳng định thương hiệu hồ tiêu Lộc Ninh trên thị trường.

Bình phước
Bình phước

Nhờ được hưởng lợi từ chương trình chuyển đổi số, năm 2022, Hợp tác xã hồ tiêu hữu cơ Lộc Quang được đầu tư máy tính, máy in, camera quan sát; hệ thống tưới, chăm sóc tự động bằng ứng dụng công nghệ internet vạn vật được lắp đặt cho 2ha hồ tiêu và hoa hồng chăm sóc theo hướng hữu cơ bền vững. Giám đốc Hợp tác xã hồ tiêu hữu cơ Lộc Quang Phạm Thanh Chung cho biết: Tiện lợi nhất khi ứng dụng công nghệ internet vạn vật là phần mềm vừa được cài trên máy tính, vừa cài trên điện thoại nên nông dân có thể ứng dụng tưới nước, tưới phân cho vườn cây mọi lúc, mọi nơi, chủ động chăm sóc từ dinh dưỡng đến độ ẩm. Mặt khác, nếu như canh tác hồ tiêu, cây ăn trái và nông sản khác theo hướng truyền thống thì hiệu quả rất thấp, lại tốn chi phí công tưới, thiếu lao động, làm gia tăng chi phí đầu vào…

Tiện lợi nhất khi ứng dụng công nghệ internet vạn vật là phần mềm vừa được cài trên máy tính, vừa cài trên điện thoại nên nông dân có thể ứng dụng tưới nước, tưới phân cho vườn cây mọi lúc, mọi nơi, chủ động chăm sóc từ dinh dưỡng đến độ ẩm. Mặt khác, nếu như canh tác hồ tiêu, cây ăn trái và nông sản khác theo hướng truyền thống thì hiệu quả rất thấp, lại tốn chi phí công tưới, thiếu lao động, làm gia tăng chi phí đầu vào…

Bình phước
Bình phước

Do đó, chúng tôi khắc phục hạn chế, để từng bước ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, giảm được nhiều chi phí, không phụ thuộc vào nhân công lao động thuê từ bên ngoài, ước tính trung bình 1ha khi ứng dụng chuyển đổi số sẽ giảm chi phí 2-3 triệu đồng/tháng.

          

Bình Phước có 226 hợp tác xã đang hoạt động, trong đó có 196 hợp tác xã nông nghiệp. Đến nay, khoảng 28 hợp tác xã đã ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhưng không toàn diện, chủ yếu sử dụng mã QR để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Do vậy, thành công trong ứng dụng công nghệ số vào sản xuất của Hợp tác xã Phước Thiện và Hợp tác xã hồ tiêu hữu cơ Lộc Quang sẽ được tỉnh nhân rộng.

 

          

 

Bài: Thăng Long
Ảnh bìa: Thanh Hải


Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí