Để nón lá Vĩnh Thịnh trở thành biểu tượng của Thủ đô
24/11/2023 lúc 18:00 (GMT)

Để nón lá Vĩnh Thịnh trở thành biểu tượng của Thủ đô

Để nón lá Vĩnh Thịnh trở thành biểu tượng của Thủ đô
Để nón lá Vĩnh Thịnh trở thành biểu tượng của Thủ đô

Thôn Vĩnh Thịnh cũng giống như nhiều miền quê Bắc Bộ với khung cảnh hiền hòa cây đa, giếng nước, sân đình. Vẻ hiền hòa như thấm vào gương mặt của người dân nơi đây. Bởi thế, người dân Vĩnh Thịnh hồn hậu, cởi mở và rất hiếu khách.

Cùng với công cuộc xây dựng nông thôn mới của thành phố Hà Nội, thôn Vĩnh Thịnh có nhiều đổi khác, đời sống nhân dân được nâng cao hơn, nhà cửa khang trang hơn, đường xá sạch đẹp hơn. Cũng vì thế mà những nét hiền hoà nơi đây đã trở thành những điểm nhấn ấn tượng, thành niềm tự hào của người dân Vĩnh Thịnh.

Trải qua hàng trăm năm, làng nghề nón lá Vĩnh Thịnh vẫn chứng tỏ được sức sống bền bỉ của một nét văn hóa độc đáo đất Kinh kỳ. Để bảo tồn các giá trị truyền thống, Vĩnh Thịnh chuyển mình, phát triển làng nghề kết hợp với các hoạt động du lịch tham quan, trải nghiệm.

Để nón lá Vĩnh Thịnh trở thành biểu tượng của Thủ đô

Những sản phẩm nón lá của người dân thôn Vĩnh Thịnh làm ra cũng được nhiều khách hàng đánh giá cao về mẫu mã và chất lượng. Trong đó đặc biệt là các dòng sản phẩm nón nghệ thuật được thêu hoa, hay những chiếc nón nghệ thuật trang trí, bộ nón 5 chiếc với đường kính từ 10 - 40cm được khách du lịch rất ưa chuộng. Thu nhập trung bình đạt 5,44 triệu/người/tháng.

Bằng sự nỗ lực không ngừng của mỗi nghệ nhân, người dân và sự vào cuộc tích cực, chủ động của chính quyền địa phương, nghề làm nón lá thôn Vĩnh Thịnh luôn giữ được những nét đặc trưng, mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử của đất Kinh kỳ xưa. Năm 2020, vinh dự được UBND thành phố Hà Nội công nhận Làng nghề truyền thống.

Là người có thâm niên 60 năm làm nghề nón tại thôn Vĩnh Thịnh, bà Hoàng Thị Châm vui vẻ chia sẻ, “Tôi làm nghề từ khi 5 tuổi và gắn bó với nó từ đó đến nay. Qua thời gian, nghề làm nón vẫn được đa số các hộ dân trong thôn làm, mặc dù thu nhập không cao giống như nhiều công việc khác nhưng cũng ổn định. Phấn khởi nhất là, hiện nay, nhờ các cấp chính quyền quan tâm, nên làng nghề đã có không gian trưng bày, quảng bá sản, sản phẩm nón lá của chúng tôi được người ở nhiều nơi biết tới”.

Nón lá Vĩnh Thịnh hiện nay chủ yếu được bán cho tiêu thương và đưa đi phân phối tại những khu chợ đầu mối trong nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Để nón lá Vĩnh Thịnh trở thành biểu tượng của Thủ đô

Người dân Vĩnh Thịnh (xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội) không ai nhớ nghề làm nón quê mình có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, “cha truyền con nối”, làng nghề vẫn bền bỉ tồn tại, là minh chứng cho sức sống mãnh liệt của mạch nguồn văn hóa kết tinh từ đôi bàn tay tài hoa, khéo léo của những con người bình dị.

Trải qua nhiều thăng trầm, nón lá Vĩnh Thịnh vẫn giữ được những nét đặc trưng, mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử của đất Kinh Kỳ. Mọi công đoạn để làm ra một chiếc nón đều được làm hoàn toàn thủ công từ phơi lá (phơi nắng & phơi ẩm), sấy lá, mở, là (ủi) lá, chọn lá, xây độn vành, chằm, cắt lá, nức vành, cắt chỉ, quang dầu… Mỗi công đoạn đều thể hiện sự kỳ công, cần mẫn và tinh tế của người làm nghề. Một người phải mất chừng 3 tiếng mới làm ra được một chiếc nón hoàn chỉnh.

Để nón lá Vĩnh Thịnh trở thành biểu tượng của Thủ đô
Để nón lá Vĩnh Thịnh trở thành biểu tượng của Thủ đô

Chiếc nón đẹp phải tròn vành, thanh thoát, cân đối, đường khâu mượt mà, khoảng cách đều tăm tắp, mầu trắng sáng. Qua thời gian, nón lá Vĩnh Thịnh vẫn giữ mẫu mã đẹp và giá cả hợp lý được thị trường rất ưa chuộng.

Hiện nay, khoảng 2/3 tổng số hộ dân tại thôn Vĩnh Thịnh, xã Đại Ánh tham gia nghề làm nón. Một người có thể làm được từ 2 - 4 chiếc nón mỏng, 1 - 1,5 chiếc nón dày trong một ngày với mức thu nhập trung bình đạt khoảng 6 triệu đồng/người/tháng. Nón lá Vĩnh Thịnh đã trở thành sản phẩm du lịch phục vụ các đoàn khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm các công đoạn làm nón.

Để nón lá Vĩnh Thịnh trở thành biểu tượng của Thủ đô

 

Song hành với việc bảo tồn các giá trị truyền thống, người làm nón cũng chủ động tìm hiểu thị trường, sáng tạo nhiều mẫu mã, kích thước nón lá theo nhu cầu sử dụng và thị hiếu khách hàng. Nón lá Vĩnh Thịnh không chỉ là vật dụng che mưa, che nắng mà còn mang vẻ đẹp nghệ thuật, là vật trang trí và phục vụ phát triển du lịch.

Đến năm 2020, sản phẩm nón lá của Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp sản xuất và thương mại dịch vụ nón lá Vĩnh Thịnh - Đại Áng (HTX) được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Đây là yếu tố khơi dậy tiềm năng phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương. Nhất là khi nón lá đang dần vắng bóng trong đời sống thường ngày, sản phẩm đạt OCOP chính là chìa khóa nâng tầm giá trị để trở thành sản phẩm du lịch.

Hiện nay, HTX có hàng nghìn thành viên, đóng vai trò thu mua nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất và bán sản phẩm cho các thành viên HTX. Những năm gần đây, nhận thấy nhu cầu trang trí của người dân tăng cao, bên cạnh sản xuất nón lá truyền thống, các thành viên HTX sản xuất thêm các sản phẩm như: Nón dây, nón vẽ, nón thêu,... có tính thẩm mỹ cao, bền, cung cấp cho các nhà hàng, khu du lịch,... trong cả nước.

Sản phẩm nón lá Vĩnh Thịnh sau khi đạt chứng nhận OCOP 4 sao đã khẳng định được thương hiệu, nâng cao chất lượng, mẫu mã. Sản phẩm còn được dán tem truy xuất nguồn gốc, mã QR và hiện nay sản phẩm còn được bán trên các sàn thương mại điện tử, các trang bán hàng trực tuyến…

Để nón lá Vĩnh Thịnh trở thành biểu tượng của Thủ đô
Để nón lá Vĩnh Thịnh trở thành biểu tượng của Thủ đô

Ông Nguyễn Bá Luân - Giám đốc HTX cho biết,  Thôn Vĩnh Thịnh có khoảng 600 hộ, với gần 1.200 người tham gia nghề làm nón, chiếm 65% tổng số hộ dân trong thôn. Năm 2020, làng nghề đã được Thành phố Hà Nội cấp Bằng công nhận “Làng nghề truyền thống Nón lá Vĩnh Thịnh”; cùng với đó là các chính sách phát triển làng nghề, hỗ trợ đầu tư, quảng bá, xúc tiến thương mại của các cấp, ngành, giúp cho làng nghề có thêm nhiều cơ hội phát triển.

Chúng tôi mong muốn phát triển làng nghề thành điểm du lịch để tăng hiệu quả sản xuất làng nghề, thêm thu nhập cho bà con nhân dân nên rất mong được Nhà nước quan tâm, đầu tư, hỗ trợ hơn nữa. Chúng tôi tin rằng với sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, Làng nghề nón lá Vĩnh Thịnh sẽ trở thành điểm du lịch văn hóa thu hút được nhiều khách du lịch, từ đó đời sống của nhân dân sẽ được nâng cao hơn nữa.” - ông Nguyễn Bá Luân nhấn mạnh

Với sự vận động của xã hội, nghề nón lá thôn Vĩnh Thịnh đã có nhiều nét đổi mới. Sản phẩm nón lá Vĩnh Thịnh đã đa dạng hơn, nhiều màu sắc hơn, từ sản phẩm truyền thống đến sản phẩm trang trí nội, ngoại thất, hội hè được ưa chuộng. Hoạt động sản xuất của làng nghề đã được tổ chức chuyên nghiệp, bài bản hơn. Tìn rằng với tâm huyết của người dân, sự quan tâm của các cấp chính quyền, làng nghề truyền thống Nón lá Vĩnh Thịnh sẽ tiếp tục được giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa và kinh tế; Vĩnh Thịnh sẽ trở thành điểm đến ấn tượng của khách du lịch trong nước và quốc tế trong nay mai.

Ông Nguyễn Bá Ky, Bí thư chi bộ thôn Vĩnh Thịnh cho biết: Trước kia, sản phẩm nón của người dân chủ yếu bán lẻ tại chỗ, tại các điểm chợ…Sau khi tham gia chương trình OCOP, nón lá Vĩnh Thịnh được khẳng định thương hiệu, nâng cao chất lượng, mẫu mã. Sản phẩm còn được dán tem truy xuất nguồn gốc, mã QR và được bán trên các sàn thương mại điện tử, các trang bán hàng trực tuyến… Nhờ đó mà người dân đã có được nhiều đơn hàng số lượng lớn hơn.

Để nón lá Vĩnh Thịnh trở thành biểu tượng của Thủ đô

Ông Nguyễn Bá Đài - Trưởng thôn Vĩnh Thịnh cho biết, việc làng nghề nón lá Vĩnh Thịnh được công nhận là làng nghề truyền thống của thủ đô Hà Nội sẽ góp phần quảng bá hình ảnh, thương hiệu đến với khách hàng; hướng đến xây dựng điểm du lịch cho nhiều du khách đến tham quan; giải quyết việc làm, ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời, tạo động lực cho các hộ sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo tồn và phát triển làng nghề trong thời gian tới.

Hiện nay, thôn Vĩnh Thịnh vẫn duy trì được chợ nón, đã có từ cách đây gần trăm năm. Đây là đặc trưng hiếm có của các làng nghề truyền thống. Phiên chợ nón được họp vào các ngày có số đuôi là 2,4,6,9 (âm lịch) trong tháng. Đây là nơi trao đổi, mua bán các sản phẩm nón lá giữa các hộ trong xã với các tiểu thương trong và ngoài xã, sau đó mang đi các chợ đầu mối trên khắp cả nước hoặc xuất khẩu.

Để nón lá Vĩnh Thịnh trở thành biểu tượng của Thủ đô
Để nón lá Vĩnh Thịnh trở thành biểu tượng của Thủ đô

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND xã Đại Áng, xã đã đưa việc giữ gìn làng nghề như một phần trong định hướng, quy hoạch phát triển “Làng du lịch sinh thái - khoa bảng” trong những năm tới. Theo đó, nón lá Đại Áng sẽ được giới thiệu và quảng bá để trở thành một “sản phẩm du lịch”, tiến tới có thể vươn ra nước ngoài theo đường tiểu ngạch và chính ngạch như một số mặt hàng truyền thống ở các địa phương khác.

Giữ gìn làng nghề truyền thống, Đại Áng định hướng phát triển làng nghề kết hợp với các hoạt động tham quan, trải nghiệm nghề. Điếm nhấn thu hút khách du lịch là trung tâm trưng bày giới thiệu sản phẩm nón lá Vĩnh Thịnh. Đây là nơi hội tụ giá trị truyền thống của làng nghề nón lá hàng trăm năm nay với những hình ảnh về quá trình hình thành và phát triển làng nghề và trưng bày các vật tư, nguyên liệu làm ra một chiếc nón lá.Bằng sự nỗ lực không ngừng của mỗi nghệ nhân, người dân và sự vào cuộc tích cực, chủ động của chính quyền địa phương. Năm 2023, xã Đại Áng được UBND thành phố Hà Nội công nhận là điểm đến du lịch.

Định hướng phát triển du lịch trong thời gian tới, xã thường xuyên mở các lớp tập huấn nông dân làm du lịch. Nhân dân sẽ được cán bộ trực tiếp hướng dẫn về kỹ năng ứng xử văn minh, một số nghiệp vụ và định hướng phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn hướng đến điểm du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn. Bên cạnh đó, Đại Áng không ngừng đẩy mạnh nâng cao chất lượng các điểm đến bằng cách tăng cường công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời, kết nối với các địa phương lân cận để xây dựng tour/tuyến du lịch cộng đồng.

Để nón lá Vĩnh Thịnh trở thành biểu tượng của Thủ đô
Để nón lá Vĩnh Thịnh trở thành biểu tượng của Thủ đô
Để nón lá Vĩnh Thịnh trở thành biểu tượng của Thủ đô
Để nón lá Vĩnh Thịnh trở thành biểu tượng của Thủ đô
Để nón lá Vĩnh Thịnh trở thành biểu tượng của Thủ đô
Để nón lá Vĩnh Thịnh trở thành biểu tượng của Thủ đô

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Anh - Trưởng phòng kinh tế huyện Thanh Trì, được công nhận điểm du lịch vào năm 2022, xã Đại Áng đã phát huy tiềm năng, thế mạnh từ làng nghề truyền thống, 11 điểm di tích,…thu hút được đông đảo du khách ghé thăm, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Hiệu quả bước đầu của xã Đại Áng sẽ là động lực để xã tiếp tục hoàn thiện hạ tầng du lịch, phát triển quy mô, chất lượng du lịch quảng bá văn hóa, truyền thống giới thiệu hình ảnh quê hương đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

          

Bài: Huyền My
Thiết kế: Duy Kiên, Phương Thảo

          

Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí