Sìn Hồ - Mở hướng thoát nghèo từ cây dược liệu
06/11/2023 lúc 14:00 (GMT)

Sìn Hồ - Mở hướng thoát nghèo từ cây dược liệu

 

 

Những năm gần đây, cây dược liệu đã từng bước giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Sìn Hồ (Lai Châu) xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

 

Là địa phương rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế dưới tán rừng, Lai Châu với đặc điểm địa hình núi cao phân bố ở nhiều nơi, đặc biệt là các xã vùng cao, biên giới và là nơi tập trung diện tích rừng nguyên sinh.

sam lai chau
duong quy
lan kim tuyen
hà thủ ô
atiso

Hiện nay, tỉnh Lai Châu có 875 loài dược liệu; trong đó, có khoảng 20 loài cây thuốc thuộc diện nguy cấp, quí, hiếm cần bảo tồn như loài bảy lá một hoa, sâm Lai Châu, lan kim tuyến, hà thủ ô đỏ, đẳng sâm, đan sâm…

Thời gian qua nhiều tổ chức, đơn vị trong, ngoài nước tiến hành khảo sát để định hướng đầu tư. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây dược liệu. Mặt khác, tỉnh cũng thông qua Đề án phát triển một số cây dược liệu giai đoạn 2020 - 2025 tầm nhìn 2030 trên địa bàn.

 

dược liệu sìn hồ
dược liệu

Huyện Sìn Hồ được biết đến là nơi có khí hậu nhiệt đới mát mẻ quanh năm, độ cao 1.500m so với mặt nước biển, rất thuận lợi để phát triển vùng dược liệu của tỉnh Lai Châu. Huyện được đánh giá là một trong 8 vùng dược liệu trọng điểm của quốc gia.

Tại huyện Sìn Hồ, những năm gần đây, nhiều hộ dân ở các xã vùng cao đã vươn lên thoát nghèo nhờ trồng dược liệu. Thập niên 70 - 80 được xem thời kỳ hoàng kim của ngành dược liệu ở đây. Sìn Hồ từng là một trong những nông trường cung cấp dược liệu lớn trong nước. Vì nhiều lý do, nông trường dược liệu đã bị giải thể.

Thông qua thực hiện các chính sách 30a, 135, nguồn vốn xây dựng nông thôn mới và đề án "Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030" huyện Sìn Hồ đã tập trung hỗ trợ khôi phục một số vùng dược liệu.

Việc khôi phục vùng trồng dược liệu đã giúp cho nhiều hộ nghèo ở các xã vùng cao của huyện Sìn Hồ có cơ hội vươn lên. Phong trào trồng dược liệu lan rộng ra nhiều bản ở các xã vùng cao trên địa bàn huyện.

đỗ trọng
cát cánh

Huyện Sìn Hồ đã lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng các cây dược liệu phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng địa phương như: đương quy, atisô, đỗ trọng, sâm cát cánh, thất diệp lục nhất chi hoa. Các sản phẩm dược liệu này đã khẳng định hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa, ngô hay các cây hoa màu khác và được tiêu thụ nhiều trên thị trường trong, ngoài tỉnh, giúp nhân dân có thu nhập ổn định, gắn bó lâu dài với cây dược liệu.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế mà cây dược liệu đem lại, một số hộ mạnh dạn đầu tư với quy mô lớn., Anh Hoàng Ngọc Trung, bản Ma Sao Phìn, xã Sà Dề Phìn cho biết, trước đây, gia đình anh cũng trồng với diện tích nhỏ lẻ, sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ của địa phương. Nhưng thời gian gần đây, sản phẩm của gia đình đã được Công ty Nam dược tỉnh Hải Dương ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Dược liệu đã có nơi tiêu thụ, anh Trung mở rộng mô hình của gia đình lên hơn 2ha gồm đương quy, sâm cát cánh, mã tiền và thất diệp lục...

duoc lieu

 

Toàn huyện Sìn Hồ hiện có hơn 600 ha dược liệu các loại. Riêng từ năm 2020 đến nay, huyện trồng mới hơn 120 ha các loại cây dược liệu, trên địa bàn huyện cũng hình thành vùng trồng dược liệu tại các xã: Sà Dề Phìn, Làng Mô, Tả Phìn, Phăng Sô Lin, Tả Ngảo, thị trấn và rải rác tại một số địa phương có tiểu vùng khí hậu phù hợp.

Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh bảo tồn một số cây dược liệu quý và xác định những loài cây chủ lực, định hướng quy mô, các khu vực phát triển để thu hút các tổ chức, doanh nghiệp đồng hành cùng người dân trồng và tiêu thụ sản phẩm.

Đến nay, địa phương đã xác định dược liệu là một trong những cây trồng chủ lực để đầu tư phát triển thành sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đặc sản của địa phương. Mục tiêu đến năm 2030 toàn huyện có khoảng 1.000 ha cây dược liệu các loại.

duoc lieu 7
duoc lieu 8

Cây dược liệu thực sự đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã trong huyện Sìn Hồ, ví dụ đương quy tươi bán với giá từ 25.000 - 100.000 đồng/kg (tùy từng loại), đương quy khô có giá 150.000 - 200.000 đồng/kg; atiso trung bình khoảng 50.000 đồng/cây... đã giúp đồng bào các dân tộc có nguồn thu không nhỏ để cải thiện cuộc sống.

Từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, đến nay sản phẩm dược liệu được bà con trồng ra đã có một số đơn vị bao tiêu. Điều này tạo động lực mạnh mẽ để phát huy tiềm năng của vùng dược liệu, từ hiệu quả kinh tế của mình, dược liệu sẽ giúp nhiều hộ dân trên cao nguyên lạnh xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

 

dược liệu sìn hồ 1
duoc lieu

Ngoài việc khuyến khích người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mở rộng diện tích trồng dược liệu, huyện Sìn Hồ còn có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các HTX, doanh nghiệp tham gia phát triển cây dược liệu quy mô lớn.

Tại các địa phương ở huyện Sìn Hồ, đã có nhiều mô hình kinh tế hỗ trợ bà con vùng biên xóa đói, giảm nghèo. Trong đó phát triển kinh tế tập thể, HTX được xem là mô hình thành công, giải pháp quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo ở khu vực này.

duoc lieu lai chau

Thông qua các HTX, đồng bào Mông, Dao trên địa bàn xã nắm bắt được kỹ thuật cải tạo đất, nhân giống, chăm sóc dược liệu đến những kiến thức nâng cao về liên kết sản xuất, dược liệu hữu cơ, sản phẩm đặc sản… Từ cây dược nhiều, một số HTX đã khôi phục lại nghề thuốc truyền thống của dân tộc Dao ở vùng cao Sìn Hồ, qua các dòng sản phẩm như: thuốc tắm, hoa quả, dược liệu khô, dược liệu chế biến sâu... Qua đó, giúp người dân trên địa bàn có việc làm, tăng thêm thu nhập.

my dao

HTX Mý Dao ở khu 1, thị trấn Sìn Hồ (Lai Châu) được xem là một trong những đơn vị đi đầu trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm tại địa phương. HTX Mý Dao ra đời nhằm khôi phục lại nghề thuốc truyền thống của đồng bào Dao ở vùng cao Sìn Hồ qua các dòng sản phẩm như: Thuốc tăm, hoa quả, dược liệu khô, dược liệu chế biến sâu... Qua đó, giúp người dân trên địa bàn có công ăn việc làm, nâng cao thu nhập.

my dao 3

Đại diện HTX Mý Dao cho biết, sản phẩm làm ra của HTX đến đâu đều được các hiệu thuốc nam, doanh nghiệp dược phẩm… thu mua hết đến đó. Trung bình mỗi năm, HTX cung cấp ra thị trường khoảng 40 tấn dược liệu tươi. Bên cạnh đó, HTX đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng lò sấy dược liệu với công suất 5 tấn/mẻ để cung cấp các sản phẩm dạng sấy khô. Từ chỗ chỉ đủ ăn, hiện các thành viên của HTX đã có thu nhập từ 7 - 15 triệu đồng/tháng.

my dao 1
my dao 2

Đến nay, HTX Mý Dao đã nâng tổng số lên 6 sản phẩm OCOP, phân phối ra thị trường, đạt được hiệu quả kinh doanh tương đối cao. Trước đây, du khách cần đến Sìn Hồ mới được trải nghiệm phương thức tắm thuốc của người Dao. Nhưng hiện nay, các sản phẩm tắm thuốc, ngâm chân Mý Dao, hoa quả, dược liệu khô… của HTX Mý Dao đều có thể tìm thấy tại nhiều cửa hàng, chuỗi bán lẻ, siêu thị.

HTX Nông sản Dược liệu Cao nguyên Sìn Hồ (bản Mao Sao Phìn, xã Sà Dề Phìn) hiện đã có 7 sản phẩm dược liệu đạt chứng nhận OCOP, được chế biến từ vỏ đỗ trọng và hoa, lá, củ cây Atiso trồng tại Sìn Hồ, phân phối toàn quốc. Bên cạnh diện tích Atiso do HTX tự trồng, HTX còn liên kết với gần 70 hộ dân tại địa phương trồng 10ha cây Atiso theo hướng hữu cơ, không có chất bảo vệ thực vật. HTX tổ chức thu mua, bao đầu ra cho cây dược liệu của bà con.

duoc lieu

Không chỉ trồng và chế biến Atiso, HTX Nông sản Dược liệu Cao nguyên Sìn Hồ cũng là HTX đầu tiên tại địa phương phát triển trồng sâm Lai Châu theo hướng tự nhiên.

Để hỗ trợ phát triển dược liệu, huyện Sìn Hồ đã có cơ chế về đất đai, cơ chế đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng. Từ các chính sách đó trong Nghị quyết 88 về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có hỗ trợ giống và cũng hỗ trợ một phần đầu tư hạ tầng. Từ những chính sách hỗ trợ này, huyện thường xuyên và tạo điều kiện thuận lợi nhất để giúp đỡ cho các HTX, doanh nghiệp vào triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn huyện.

cat canh

Mục tiêu của huyện Sìn Hồ thời gian tới là tiếp tục phát triển diện tích các loại cây dược liệu hiện có; trồng cải tạo, bổ sung, thay thế diện tích cây dược liệu đã khai thác; tích cực thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người dân để bảo tồn, phát triển một số loại dược liệu quý như: sâm Lai Châu, thất diệp nhất chi hoa.

Có thể nói, các HTX dược liệu đã và đang góp phần giảm nghèo, làm giàu cho nhiều hộ dân ở vùng dân tộc thiểu số vùng biên giới của tỉnh Lai Châu.

sam lai chau

 

          

Bài: Xuân An
Trình bày: My Nguyễn

          

Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí