Thực hiện EPR: Cần những chính sách đồng bộ, hiệu quả, gắn với thực tiễn mang tính khả thi cao (Kỳ II)
19/07/2025 lúc 14:30 (GMT)

Thực hiện EPR: Cần những chính sách đồng bộ, hiệu quả, gắn với thực tiễn mang tính khả thi cao (Kỳ II)

Thực tế thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã nghiêm túc thực hiên EPR đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của đối tác, từ đó nâng cao sức cạnh tranh và thêm nhiều cơ hội tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên theo các chuyên gia để quy đinh này được triển khai thông suốt hướng tới mục tiêu giảm thiểu chất thải ra môi trường, tiết kiệm tài nguyên thì đi cùng với đó cần những chính sách đồng bộ, hiệu quả, gắn với thực tiễn mang tính khả thi cao

 
thực hiện EPR

Thực tế trong quá triển khai tái chế giấy, các doanh nghiệp ngành Giấy cho biết gặp không ít khó khăn. Cụ thể như những chi phí liên quan đến ký quỹ bảo vệ môi trường khi nhập khẩu nguyên liệu giấy thu hồi về làm nguyên liệu sản xuất. Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) cho biết hiện tỉ lệ ký quỹ này đang quá cao và gây áp lực tài chính lớn cho doanh nghiệp trong Ngành mà thực tế từ trước đến ngay Hiệp hội chưa nhận được phản ánh hay thông tin nào về việc có doanh nghiệp vi phạm.

Bên cạnh đó theo VPPA hạn mức nhập khẩu nguyên liệu (giấy thu hồi) phục vụ sản xuất bị chia đều theo từng năm đã đánh mất các cơ hội linh hoạt theo nhu cầu thị trường của các doanh nghiệp; ngoài ra hệ thống thu gom nội địa còn chưa chuyên nghiệp và manh mún, cũng như thiếu chính sách hỗ trợ cho người thu gom cũng là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp tái chế giấy hiện nay. Từ những khó khăn này, VPPA đồng thời đưa ra các đề xuất: giảm mức ký quỹ môi trường xuống 5% đối với doanh nghiệp không vi phạm; linh hoạt tỷ lệ cộng trừ khoảng 20% hạn mức nhập khẩu (phế liệu giấy thu hồi cho sản xuất) trong một năm; cho phép doanh nghiệp nộp thuế thay cho người thu mua và người bán nhỏ lẻ giấy phế liệu…

thực hiện EPR

Là lĩnh vực có nghĩa vụ thực hiện EPR lớn, thời gian qua, ngành thực phẩm và đồ uống cũng đã có nhiều hoạt động tiên phong trong thực hiện EPR tập trung vào mục tiêu phát triển bền vững với nhiều giải pháp như: sử dụng năng lượng tổng thể, sử dụng nhiệt thải, giảm tiêu thụ nước trong sản xuất đồ uống, tích hợp xử lý quy trình và nước thải, tận dụng năng lượng từ nguyên liệu dư thừa và nhiều sáng kiến khác giúp tiết kiệm nhiên liệu, bảo tồn tài nguyên và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn…Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng EPR hiện vẫn là thách thức lớn đối với lĩnh vực này đặc biệt là đối với bao bì nhựa, đang tạo áp lực đáng kể cho các doanh nghiệp thực phẩm đồ uống. Làm sao để giảm khối lượng bao bì sử dụng, tối ưu hoá vật liệu, sử dụng vật liệu nhẹ, dễ dàng tái chế được… điều này cần sự đồng hành hiệu quả của các bên nhất là trong việc nghiên cứu thúc đẩy các giải pháp sáng kiến tái chế mới, vật liệu mới để đảm bảo nền kinh tế tuần hoàn.

giáy phế liệu
rác thực phẩm
hình ảnh về thực hiện EPR

Chia sẻ về EPR tại Tọa đàm “Thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất: Gia tăng hiệu quả công tác bảo vệ môi trường lĩnh vực công nghiệp” ông Nguyễn Thành Yên – Cục Môi trường – Bộ Nông Nghiệp và Môi trường cho biết, hiện phát triển bền vững không còn chỉ là một khẩu hiệu mà đã trở thành một chiến lược cốt lõi trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn ESG, môi trường xã hội, quản trị cũng đang được lồng ghép vào chiến lược kinh doanh để đáp ứng yêu cầu của thị trường, của nhà đầu tư và những người tiêu dùng. Điều này khiến doanh nghiệp phải chủ động thực hiện EPR như một trách nhiệm bắt buộc theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường hiện nay. Đồng thời, đây cũng là một cam kết lâu dài cho việc phát triển bền vững của doanh nghiệp nói riêng và Quốc gia nói chung. Ngoài ra, việc thực hiện EPR giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn xanh, ổn định và nâng cao uy tín thương hiệu trong nước cũng như quốc tế.

hình ảnh Tọa đàm về thực hiện EPR
Các diễn giả tham dự Tọa đàm “Thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất: Gia tăng hiệu quả công tác bảo vệ môi trường lĩnh vực công nghiệp”.

Theo ông Yên trên thế giới, nhiều quốc gia mất lộ trình hàng chục năm để thực hiện EPR, trong khi đó Việt Nam lại là một trong những quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á áp dụng công cụ này, có thể xem là đi nhanh trong lộ trình thực hiện dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp còn đang loay hoay để tìm được cái phương án tự thực hiện trách nhiệm mở rộng này. Bên cạnh đó Luật cũng quy định về tỷ lệ, quy cách tái chế bắt buộc (được nhiều chuyên gia nhận định là trong một thời gian ngắn như vậy thì các doanh nghiệp sẽ khó đáp ứng được ). Tuy nhiên Luật cũng đưa ra lựa chọn đơn giản hơn là nếu chưa thực hiện được thì các đơn vị có thể đóng tiền vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp chưa quyết tâm tự thực hiện EPR một cách quyết liệt, đồng thời sợ rủi ro khi không đáp ứng được các quy định tái chế bắt buộc có thể ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, thương hiệu nên đa số doanh nghiệp chọn đóng tiền thay cho thực hiện EPR.

hình ảnh tại tọa đàm

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng cho biết hiện Bộ đang xây dựng và đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử EPR Quốc gia (cũng như gửi các đơn vị, các hiệp hội, các Bộ, ngành, địa phương để xin ý kiến) về một nghị định riêng cho thực thi EPR. Đồng thời đề xuất có thêm một phương án thứ ba trong thực thi EPR, có nghĩa là doanh nghiệp có thể vừa thực hiện EPR vừa đóng tiền từ đó tạo lộ trình thực hiện dần dần trong thực hiện EPR.

Thực tế trên thế giới, triển khai thực hiện quy định EPR là cách tiếp cận chính sách môi trường khá phổ biến, được thực hành ở nhiều quốc gia và được đánh giá là công cụ rất hiệu quả trong quản lý rác thải. Tại Việt Nam từ 15 năm trước tại Quyết định Số: 50/2013/QĐ-TTg (ban hành ngày 09/08/2013) của Thủ tướng Chính phủ, cũng đã có những quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ, tuy nhiên trên nền tảng tự nguyện chỉ đến khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 ban hành thì thực thi EPR mới trở quy định thành bắt buộc. Dù đã có những tiếp cận từ khá sớm nhưng thực tế tại Việt Nam, đặc biệt là những quy định bắt buộc thực thi EPR thì hiện vẫn còn khá mới mẻ với nhiều tổ chức, cá nhân.

heineken
heineken
heineken
tái chế tại heineken
heineken
thực hiện EPR

Đánh giá về thực thi EPR ông Phạm Sinh Thành – Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp – Bộ Công Thương nhìn nhận thời gian qua các doanh nghiệp đều nghiêm túc thực hiện hết, tuy nhiên thay vì thực hiện tái chế đa số lựa chọn đóng tiền vào Quỹ. Ông Thành cũng chỉ ra thực tế, dù các doanh nghiệp đã đóng tiền vào Quỹ EPR, nhưng do thiếu quy chế chi tiêu những những các chính sách hỗ trợ từ Quỹ EPR (quy định trong Luật) cho doanh nghiệp tái chế (như tái chế giấy của VPPA) hiện nay vẫn chưa được triển khai điều này phần nào làm giảm đi hiệu quả và mục tiêu ban đầu mà EPR hướng đến. Nhiều chuyên gia cho rằng EPR đã được quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường 2020, nhưng để phát huy hiệu quả, cần có: Cơ chế giám sát minh bạch để đảm bảo doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm thu gom và tái chế bao bì. Cùng với đó là các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp áp dụng mô hình sản xuất bền vững, sử dụng vật liệu tái chế trong sản xuất.

ông Thành

Cũng theo các chuyên gia để nâng cao hiệu quả thực thi các hoạt động Thực hiện EPR cũng cần được triển khai mạnh mẽ, quyết liệt hơn như: Đẩy mạnh phân loại rác tại nguồn; Có các chương trình truyền thông và giáo dục giúp nâng cao ý thức cộng đồng về phân loại rác (trong đó Chính quyền địa phương cần triển khai mô hình phân loại rác tại nguồn trên diện rộng, hỗ trợ người dân thực hiện dễ dàng hơn); Xây dựng hệ thống thu gom và tái chế hiện đại; Tăng cường đầu tư vào các nhà máy tái chế bao bì quy mô lớn; Kết nối doanh nghiệp sản xuất với các đơn vị tái chế để hình thành chuỗi giá trị tuần hoàn cũng như Thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn…

dư thảo nghị định EPR

Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí