Tinh xảo nghề thêu của người Lô Lô
19/09/2023 lúc 14:00 (GMT)

Tinh xảo nghề thêu của người Lô Lô

 

Điều khác biệt trong nghề thêu của người Lô Lô là không dùng khung mà chỉ cầm miếng vải để thêu, các đường kim mũi chỉ được xử lý rất khéo léo và tinh tế. Các họa tiết hoa văn trên sản phẩm thêu không những sắc nét mà còn rực rỡ, mềm mại và rất bắt mắt.

Nói đến Hà Giang là nói đến những sắc màu rực rỡ của đồng bào 19 dân tộc anh em. Rực rỡ nhất có lẽ là hoa văn trên trang phục của phụ nữ Lô Lô nơi địa đầu Cực Bắc. 

Trang phục của phụ nữ Lô Lô trang trí khá độc đáo với vô số chi tiết thêu ghép vải cùng các phụ kiện đính kèm. Phụ nữ Lô Lô từ khi còn nhỏ đã được bà, mẹ dạy khâu vá, thêu thùa để khi về nhà chồng phải mang theo ít nhất một bộ váy áo. Phụ nữ Lô Lô cần từ 2 - 3 năm mới làm có thể làm xong bộ váy áo công phu này.

trang phục người lô lô

Tất cả các khâu từ cắt may, ghép vải thành hoa văn, thêu trang trí, gắn tua sợi hay len màu, đính hạt cườm… đều làm thủ công. Hoa văn trang trí được xếp đặt rất sáng tạo. Màu sắc chủ đạo trên trang phục là màu đỏ, cam, vàng sặc sỡ, thể hiện sự sôi động, tươi vui trong đời sống văn hóa tinh thần người Lô Lô. Khi mặc trang phục, người Lô Lô thường kết hợp với đồ trang sức bằng bạc, làm tôn lên vẻ của người phụ nữ.

lo lo hoa
hoa van
          

Mỗi bộ trang phục của phụ nữ Lô Lô được làm rất cầu kỳ. Để may một bộ quần áo cần khoảng 10m vải, bao gồm 2m để may khăn, 1,2m may yếm, gần 5m may áo và gần 3m may quần.

          

 

Người Lô Lô ở Hà Giang có hai nhánh là Lô Lô Đen và Lô Lô Hoa. Lô Lô Đen tập trung ở xã Lũng Cú, Lô Lô Hoa đông hơn sống tại các xã Lũng Táo, Sủng Là, huyện Đồng Văn và Mèo Vạc. Tuy tên gọi khác nhau, người Lô Lô Đen và Lô Lô Hoa chỉ khác nhau về trang phục, còn tiếng nói, phong tục tập quán thì không khác biệt.

lo lo den
lo lo hoa

Phụ nữ Lô Lô Đen mặc áo cổ vuông chui đầu có mảng hoa văn hình chim vòng quanh thân áo. Tay áo rộng được ghép bằng nhiều vòng vải màu khác nhau, áo kết hợp với váy và mảnh vải hình chữ nhật dài chùm phía sau hông, xà cạp quấn chân... Phụ nữ Lô Lô Hoa lại mặc áo cánh cổ tròn, xẻ ngực. Tay áo được ghép bằng các vòng vải màu khác nhau. Khác với nhóm Lô Lô Đen, phụ nữ Lô Lô Hoa lại mặc quần ống trang trí hoa văn.

theu hoa lo lo
theu hoa lo lo
hoa van

Cả hai nhóm Lô Lô hoa và Lô Lô đen đều sử dụng phối hợp kỹ thuật chắp vải màu có thêu khá tinh tế, vẻ rực rỡ sáng tươi của các màu nguyên sắc được bố trí bên nhau làm tăng độ tương phản vốn có. Tuy nhiên, người Lô Lô hoa sử dụng kỹ thuật trang trí chắp hình vải màu nhiều hơn, còn người Lô Lô đen sử dụng kỹ thuật thêu nhiều hơn, dùng xen kẽ với chắp hình vải màu, bố cục trang trí trang phục thoáng, nhẹ hơn.

 

Năm 2022, tri thức dân gian nghề thủ công truyền thống “Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lô Lô đen” đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

lo lo
tit xen 1

Với phụ nữ dân tộc Lô Lô ở Hà Giang, việc gìn giữ và phát triển nghề thêu truyền thống đã trở thành nét văn hóa đặc sắc trong đời sống, góp phần không nhỏ vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương.

Thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc có 118 hộ gia đình thì có 63 hộ là dân tộc Lô Lô. Nghề thêu truyền thống ở đây đã được chính quyền địa phương chính thức khôi phục từ năm 2013, thông qua việc thành lập Hợp tác xã (HTX) Thêu thổ cẩm dân tộc Lô Lô với 16 thành viên. Sau gần 9 năm hoạt động, số thành viên của HTX hiện nay đã tăng lên với 24 thành viên. Đây là nơi chia sẻ kinh nghiệm thêu giữa các thành viên và truyền dạy nghề thêu cho thế hệ trẻ.

theu lo lo
nghe theu 1
hợp tác xã lo lo
lo lo hà giang

Không chỉ giúp giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc, nghề thêu nơi đây cũng đang đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Hiện tại, HTX cung cấp khoảng 40 sản phẩm ra ngoài thị trường như quần áo, túi xách, gối, khăn trải bàn, khăn quấn đầu, mũ, bờm tóc, nơ tóc… 

          

Tháng 5/2007 thôn Sảng Pả A được công nhận là Làng Văn hóa du lịch của huyện Mèo Vạc, từ đó Sảng Pả A trở thành địa chỉ hấp dẫn khách du lịch đến trải nghiệm trong chuyến đi khám phá Cao nguyên đá. Đây chính là cơ hội để bà con quảng bá và phát triển nghề thêu truyền thống.

          

 

lô lô chải

Cùng với thôn Sảng Pả A, Thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, huyện Mèo Vạc có 114 hộ với 510 khẩu, trong đó dân tộc Lô Lô chiếm trên 91,2%. Nhằm bảo tồn và phát huy nghề thêu truyền thống, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã hỗ trợ thành lập Tổ hợp tác Thêu dệt trang phục Lô Lô Chải với sự tham gia của 27 thành viên. Tổ hợp tác ra đời và duy trì hoạt động đã tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nữ trong thôn, cung cấp sản phẩm phục vụ khách du lịch.

Ngoài giữ gìn cách thêu thủ công truyền thống, đến nay, tổ hợp tác đã trang bị các loại máy may, khung dệt… nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất với số lượng lớn. Để giúp thành viên nâng cao tay nghề, tổ hợp tác kết hợp cùng Hội Phụ nữ mở lớp tập huấn theo định kỳ.

lo lo chải

Những kỹ thuật nhuộm vải, sang sợi, cắt, may, thêu… với những hoa văn đặc trưng đã được những thành viên có kinh nghiệm truyền lại cho chị em phụ nữ, học viên địa phương. Đến nay, 27/27 thành viên của tổ hợp tác đều thành thạo nghề thêu hoa văn. Tham gia tổ hợp tác giúp các thành viên từng bước nâng cao thu nhập, trung bình mỗi tháng, mỗi thành viên có thêm nguồn thu 2 - 4 triệu đồng.

Sau khi hoàn thiện các sản phẩm, HTX sẽ tổ chức đến các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh, hoặc mang sản phẩm đến các hội chợ thương mại để trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm.

lo lo chai a
lo lo chai b
theu lo lo
lo lo chai c
lo lo chải

Các sản phẩm làm ra ngoài bán cho khách du lịch, trưng bày tại các khu homestay, còn được một số đơn vị ưa chuộng đặt mua. Đặc biệt, được sự hỗ trợ, kết nối của Sở Công Thương Hà Giang và Hội Phụ nữ tỉnh, một số đơn hàng là những mảnh ghép trên áo, trên khăn đã được xuất bán ra ngoại tỉnh.

lo lo chai 7
lo lochai 8

Hiện tại, UBND thị trấn Mèo Vạc cũng đang xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền đến các thôn, bản, những nơi có nhóm thêu truyền thống tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Hỗ trợ đem sản phẩm tham gia tại các hội chợ triển lãm, học hỏi cách tiếp cận thị trường. Đồng thời tiếp tục phát triển nghề truyền thống gắn với du lịch cộng đồng để tạo sự đột phá, nâng cao mức sống cho người dân, góp phần bảo tồn văn hóa của người Lô Lô.

          

Tháng 11/1018, Lô Lô Chải được công nhận là làng Văn hóa - Du lịch cộng đồng.

Năm 2022, Thôn Lô Lô Chải được công nhận là Làng Văn hóa - Du lịch tiêu biểu gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Hà Giang.

          

 

lolo
log mí tam

Với tư duy sáng tạo cùng sự cần cù, chịu khó, năm 2018 Là Mí Tam, thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là (Đồng Văn) đã cùng một nhóm bạn thành lập Tổ hợp tác May mặc thổ cẩm dân tộc Lô Lô.

Tổ hợp tác được thành lập đã góp sức, quảng bá, giữ gìn văn hóa, trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương. 18 thành viên Tổ hợp tác đã cùng nhau tạo ra các sản phẩm trang phục truyền thống may thêu thủ công đặc sắc cả nam và nữ. Sản phẩm làm ra, vừa phục vụ gia đình, vừa bán cho du khách.

log mí tam

Mỗi bộ trang phục nữ do HTX làm ra có giá từ 10 - 12 triệu đồng, trang phục nam có giá 6 - 7 triệu đồng. Hiện nay, tùy thu ồng. Tổng thu nhập bình quân hàng tháng của một tổ viên 6 - 7 triệu đồng. Hiện nay, tùy thuộc vào nhu cầu khách tổ hợp tác cũng tạo ra được sản phẩm có giá từ 4 - 5 triệu đồng. Tổng thu nhập bình quân hàng tháng của một tổ viên từ 6 - 7 triệu đồng.

Anh Lò Mí Tam chia sẻ: “Các sản phẩm như khăn, váy, áo, thắt lưng, mũ… được nhiều du khách trong và ngoài nước tìm mua. Với giá bán từ 600 nghìn đồng đến 10 triệu đồng/sản phẩm, Tổ hợp tác có doanh thu lên đến trên 900 triệu đồng/năm. Không chỉ tạo việc làm tại chỗ, Tổ hợp tác còn góp phần nâng cao thu nhập cho bà con trong thôn”.

ha giang
          

Bài: Xuân An
Trình bày: My Nguyễn

          

Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí