Năm 2002, mặc dù đầu tư nước ngoài trên toàn thế giới giảm sút, song, nguồn vốn FDI vào Malaixia vẫn tăng mạnh, đạt gần 3,2 tỷ USD, tăng gấp 6 lần so với năm 2001. Chủ tịch Liên đoàn các nhà sản xuất Malaixia M. Man-xơ cho biết, mặc dù ngành công nghiệp chế biến nước này bị ảnh hưởng, do sự giảm sút của nền kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu, nhưng trao đổi thương mại trong khu vực ASEAN của Malaixia đã tăng lên đáng kể. Các ngành có nhiều dấu hiệu tăng trưởng khả quan là lương thực, thiết bị, vận tải, máy móc, sản phẩm gỗ, đồ gia dụng và đặc biệt là các mặt hàng điện, điện tử dân dụng. Theo số liệu của Bộ Công nghiệp và Ngoại thương Malaixia (MITI), năm 2002, xuất khẩu của nước này tăng 6%, đạt 354,4 tỷ Ringít, nhập khẩu tăng 8,3%, đạt 303,5 tỷ Ringít. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Malaixia là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) với doanh thu khoảng 92,3 tỷ Ringít, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này. Xuất khẩu của Malaixia sang thị trường Mỹ tăng 5,7%, sang Trung Quốc tăng 36% so với năm 2001.
Để nền kinh tế tiếp tục phát triển bền vững, Thủ tướng A.Badawi kêu gọi toàn thể nhân dân đoàn kết và hợp tác, thực hiện thành công công cuộc xây dựng đất nước. Theo báo “Les Echos” ngày 29/10/2003, sau vài tháng bị suy giảm do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS) và hậu quả của cuộc chiến chống Irắc, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng, kinh tế Malaixia đã lấy lại được nhịp độ tăng trưởng cao. Dự kiến năm 2004, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ đạt 5,5 - 6%, do sức mua của người tiêu dùng tăng, ngành công nghiệp phát triển ổn định, dự trữ ngoại tệ cao, lạm phát ở mức 1,5%, tỷ lệ thất nghiệp là 3,5%. Đồng thời, Chính phủ đã đầu tư thêm cho ngành kinh tế 2,2 tỷ USD trong năm nay, để đảm bảo tăng trưởng kinh tế và cán cân thanh toán có mức thặng dư cao. Ngành khai thác dầu mỏ, tuy chỉ chiếm 10% GDP nhưng triển vọng khai thác ngày càng tăng do vừa phát hiện thêm một số mỏ dầu mới. Ngành Nông nghiệp cũng đạt được những thành quả đáng khích lệ với nhiều sản phẩm như dầu cọ, cao su, ca cao...đang được tiêu thụ mạnh trên thị trường thế giới. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, chủ yếu là hàng điện tử vẫn giữ vai trò trụ cột trong nền kinh tế với xuất khẩu chiếm tới 60% tổng lượng hàng điện tử sản xuất. Bên cạnh đó, Chính phủ Malaixia còn tiếp tục triển khai giai đoạn 2 (2003-2010) của dự án phát triển hành lang siêu thông tin đa phương tiện (MSC) có tổng diện tích 750 km2, trải dài từ trung tâm thủ đô Cu-a-la Lăm-pơ, sau khi đã hoàn thành tốt giai đoạn 1 của dự án, nhằm tạo ra mạng lưới liên kết với các hành lang thông tin trên thế giới. Đến nay đã có 930 công ty, trong đó có 50 công ty tầm cỡ quốc tế tham gia MSC. Năm 2002, MSC tạo 17.000 việc làm, đạt doanh số 4 tỷ Ringít. MSC đã đem lại nguồn thu nhập quan trọng cho đất nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, Chính phủ Malaixia còn đề ra chiến lược phát triển kinh tế hướng tới “Tầm nhìn 2020” với mục tiêu đưa Malaixia thành nước công nghiệp phát triển toàn diện, trong đó, đặc biệt coi trọng việc thúc đẩy đầu tư tư nhân, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của quốc gia.
Khu vực tư nhân đóng vai trò là đầu tầu của sự tăng trưởng kinh tế Malaixia. Khu vực này không chỉ cần đầu tư vào những ngành sẵn có, mà còn phải mạnh dạn đi vào khai thác những cơ hội mới. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), Chính phủ tăng cường hỗ trợ SMEs bằng cách cung cấp cho họ những phương thức dễ dàng, đầy đủ hơn để họ tiếp cận với những nguồn vốn, đặc biệt là cung cấp những điều kiện vay nợ, đảm bảo chi phí vay nợ thấp. Đồng thời, các định chế tài chính mới được thực hiện, nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của SMEs. Những định chế tài chính này phải tuân thủ những quy định của Chính phủ và phải cam kết trong việc phục vụ khách hàng. Ngân hàng Negara Malaixia có trách nhiệm kiểm tra và bảo đảm các định chế tài chính sẽ tuân theo những quy định về phục vụ bán hàng.
Để nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế quốc gia, Chính phủ Malaixia đã thành lập ủy ban nội các, phụ trách vấn đề tính cạnh tranh quốc gia do Phó Thủ tướng làm chủ tịch, nhằm thu hút nhiều hơn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và đầu tư trong nước, đồng thời đề xuất những kiến nghị nhằm cải thiện đối với mức thuế hiện có, để tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia với hàng loạt các biện pháp cụ thể: nới rộng quy chế, tăng thời gian khấu hao, tăng đầu tư cho chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D), đặc biệt là cho đào tạo. Một trong những nỗ lực, nhằm tăng sức cạnh tranh của quốc gia là phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động và năng lực của đội ngũ người lao động. Nâng cao năng lực, giáo dục đào tạo, được tiến hành đồng thời với việc tăng cường thiết bị, điều kiện cho đào tạo kỹ năng, kỹ thuật cao. Mặt khác, mở rộng quy mô quỹ dành cho đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ thị trường và công nghệ thông tin. Đối với khu vực dịch vụ, Malaixia coi trọng mở rộng và đẩy mạnh hơn nữa khu vực này, đặc biệt là các dịch vụ về giáo dục, du lịch và y tế.
Khu vực sản xuất công nghệ mới là khu vực đóng góp nhiều thứ 2 cho tăng trưởng quốc gia, trong đó, sản xuất điện tử được coi là hàng đầu. Malaixia thúc đẩy chuyển đổi sản xuất các loại hàng hóa có giá trị gia tăng cao và khai thác các khu vực mới ở những nơi có cơ hội cạnh tranh. Đồng thời lập quỹ đầu tư công nghệ mới do một cơ quan của Chính phủ quản lý với vốn ban đầu là 500 triệu Ringgít, nhằm cung cấp những khoản chi phí cho đào tạo trong các dự án của một số lĩnh vực nhất định, trong và ngoài nước; Cung cấp các khoản chi cho các công ty trong một số lĩnh vực nhất định để thực hiện các hoạt động R&D ở Malaixia. Chính phủ Malaixia đã cấp 100 triệu Ringgit cho Công ty vốn mạo hiểm Berhad Malaysia để Công ty này đi tiên phong trong đầu tư, xây dựng, nuôi dưỡng sự phát triển của doanh nhân, tạo ứng dụng công nghệ mới.. Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới về tính cạnh tranh toàn cầu 2002/2003, chỉ số cạnh tranh của Malaixia đã tăng 3 điểm, lên vị trí thứ 27 trên toàn thế giới.
Với chiến lược phát triển kinh tế bền vững, đặc biệt thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, Malaixia ngày càng chứng tỏ là điểm sáng kinh tế trong khu vực ASEAN.
Quan hệ hợp tác Việt Nam - Malaixia:
Việt Nam và Malaixia thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973. Năm 1976, hai nước đã lập đại sứ quán ở thủ đô của nhau. Từ đó đến nay, quan hệ giữa hai nước không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục...
Trong những năm qua, nhiều chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo nhà nước hai nước đã được thực hiện như chuyến thăm chính thức Malaixia của Thủ tướng Võ Văn Kiệt (tháng 1/1992); Thủ tướng Malaixia Mohathia Mohammad thăm chính thức Việt Nam (tháng 4/1992); Tổng thư ký Tổ chức Đảng thống nhất dân tộc UMNO thăm chính thức Việt Nam (7/1995); Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh thăm chính thức Malaixia (9/1996); Chủ tịch Trần Đức Lương thăm chính thức Malaixia (9/1998); Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Malaixia (8/2002); Quốc vương Malaixia thăm chính thức Việt Nam (12/2002)...Các chuyến thăm này đã góp phần tích cực, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển. Tính đến nay, hai nước đã ký được 18 hiệp định hợp tác song phương như Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định hợp tác kinh tế - KHKT, Hiệp định Thương Mại, Hiệp định hợp tác Bưu điện và Viễn thông, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định thanh toán song phuơng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Quốc gia Malaixia, Hiệp định hợp tác về du lịch, văn hóa v.v...
Về hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại: Tính đến cuối năm 2002, Malaixia đứng thứ 12 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn khoảng hơn 1 tỷ USD, bao gồm 100 dự án quy mô lớn và nhỏ. Đầu tư lớn nhất của Malaixia tập trung chủ yếu là vào các ngành khai thác dầu khí, ngân hàng, du lịch, xây dựng, công nghiệp, khu chế xuất... Trong lĩnh vực công nghiệp dầu khí, nổi bật phải kể đến dự án thăm dò và khai thác dầu khí giữa PetroVietnam với Petronas Carigari của Malaixia. Tổng chi phí cho giai đoạn thăm dò và khai thác dầu khí là 74,6 triệu USD, với 3 giai đoạn thực hiện trong 5 năm; Dự án Liên doanh sản xuất ô tô Ngôi sao giữa Vietracimex của Việt Nam, Mitsubisi của Nhật Bản và Công ty National Protol của Malaixia chuyên lắp ráp ô tô, sản xuất phụ tùng ô tô mang nhãn hiệu Mitsubisi và Protol với tổng vốn đầu tư là 50 triệu USD, trong đó, vốn pháp định là 16 triệu USD, công suất thiết kế 5000 xe/năm, phía Việt Nam góp 25% vốn, thời gian hoạt động của Liên doanh này là 20 năm. Công ty Liên doanh Golden Hope Nhà Bè là liên doanh giữa Công ty Dầu thực vật-Hương liệu-Mỹ phẩm Việt Nam và Tập đoàn sản xuất dầu thực vật của Malaixia với sản phẩm có uy tín như dầu thực vật Marvela với doanh thu xuất khẩu lớn. Về nguyên liệu dầu thực vật, trong nhiều năm qua, do Việt Nam chưa có vùng nguyên liệu chất lượng cao và ổn định để cung cấp cho sản xuất dầu thực vật, nên các doanh nghiệp sản xuất dầu thực vật Việt Nam đã phải nhập khẩu các loại dầu thô từ Malaixia, chủ yếu là dầu cọ dạng lỏng và dạng đặc, dầu đậu tương, dầu hạt cải...
Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Malaixia đạt 314,9 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 12,1 triệu USD. Việt Nam xuất khẩu sang Malaixia các mặt hàng lương thực, thực phẩm (rau quả, lạc, cà phê, hải sản, thịt gia cầm...), nguyên liệu sơ chế, dầu thô, máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng. Đồng thời, nhập khẩu từ Malaixia các mặt hàng thực phẩm, nguyên liệu thô và hàng tiêu dùng. Malaixia là nước nhập khẩu gạo của Việt Nam với khối lượng lớn (khoảng trên 150.000 tấn năm 2001). Trong những năm gần đây, với việc sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại và nâng cao chất lượng sản phẩm, Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu thêm một số mặt hàng công nghiệp sang Malaixia như hàng dệt may, đồ nhựa cao cấp. Hai nước sẽ quyết tâm đưa kim ngạch buôn bán hai chiều lên 1,5 tỷ USD vào năm 2005. Triển vọng trong những năm tới, doanh nghiệp của hai nước sẽ tiếp tục hợp tác liên doanh về khai thác dầu khí, sản xuất hàng dệt may, đồ nhựa cao cấp, nguyên liệu thô, hàng tiêu dùng v.v..
Malaixia: Điểm sáng kinh tế trong khu vực
TCCT
Từ một quốc gia có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, ngày nay, Malaxia đã trở thành nước có nền kinh tế phát triển mạnh ở khu vực. Đặc biệt, trong hai thập kỷ qua, Malaixia đã giành được những thành