Mô hình tác động của công nghệ làm tăng giá trị gia tăng hàng xuất khẩu

Một sản phẩm công nghệ cao giá có thể gấp nhiều lần sản phẩm công nghệ thấp. Chính sách xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế phải đặt hiệu quả kinh tế lên hàng đầu đó là giá trị gia tăng thực mang lại

    Có thể chúng ta thể hiện không đầy đủ về chính sách sản xuất hướng xuất khẩu cho rằng tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu là chính mà không nói rõ giá trị gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu hay nội địa hoá bao nhiêu % giá trị xuất khẩu cũng như các chương trình về sản lượng công nghiệp mía đường, xi măng, gạch xây, ốp lát chỉ nói về sản lượng từ đó tính công suất đặt là xong mà không nói rõ công nghệ nào và phương án sản xuất cho quy mô khả thi để đạt giá thành cạnh tranh hay sản lượng tiêu thụ kinh tế. Hoặc chúng ta khuyến khích nhập vật tư, bán thành phẩm để lắp ráp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nên giá trị gia tăng rất thấp.Trung Quốc đã mắc sai lầm  vào khoảng năm 1990-1996 và họ đã phải căng rào đóng cửa một số nhà máy xi măng lò đứng, nhà máy đường và ngừng cấp phép một số dự án công nghệ thấp, cung đã vượt quá xa cầu, thúc đẩy đầu tư chiều sâu; nhiều quốc gia mắc phải tâm lý phát triển “quá nóng” không xét đến hiệu qủa có thể dẫn đến khủng hoảng cơ cấu.

 

Một sản phẩm công nghệ cao giá có thể gấp nhiều lần sản phẩm công nghệ thấp. Chính sách xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế phải đặt hiệu quả kinh tế lên hàng đầu đó là giá trị gia tăng thực mang lại.

 

Chúng ta đã có một số thị trường nhất định chủ yếu do chủng loại hàng Việt Nam bán với giá mà bên nhập khẩu thấy hấp dẫn. Đây chính là cơ sở mà chúng ta duy trì được thị trường và tổng mức ngoại thương trên cơ sở giảm giá bằng việc giảm chi phí đầu vào do nội địa hoá  sản phẩm xuất khẩu. Đề xuất về việc tăng giá trị gia tăng trong nước trên đơn vị sản phẩm xuất khẩu bằng tác động của  đầu tư  đổi mới công nghệ, và đổi mới cơ chế quản lý, coi đây là biện pháp chủ đạo lâu dài của  doanh nghiệp.

 

Mô hình tác động của công nghệ làm tăng giá trị gia tăng hàng xuất khẩu -nội địa hoá  sản phẩm xem bảng:

 

 

Công

nghệ

 

Loại hàng

Giá trị  hàng hoá -100%

thực hiện trong  nước

thực hiện  ở  nước ngoài .

Công nghệ

hiện nay

Hàng công nghiệp

Gia công, lắp ráp, chế biến nguyên vật liệu đạt được

20-30 %

Do xuất khẩu nguyên vật liệu: 70- 80%

Hàng nông sản, khoáng sản

Sản xuất nông lâm thuỷ sản, khai khoáng, nguyên vật liệu chỉ đạt

50%

Chế biến ở nước ngoài

50 %

Đầu tư đổi mới công

nghệ để đạt

 

Hàng công nghiệp

Tăng  giá trị  gia công, lắp ráp, chế biến nguyên vật liệu.Sản xuất nguyên vật liệu- chi tiết  sản phẩm  thay thế   nhập khẩu, góp vào  nội địa hoá : 50%

Xuất khẩu nguyên liệu bên nhập chưa sản xuất được

50%

Hàng nông sản, khoáng sản

Chế biến sâu tạo thành phẩm và nguyên liệu  chất lượng cao, rút ngắn khoảng cách đến  sản phẩm cuối cùngđạt : 70 %

 

Chế biến ở nước ngoài

30%...  !

 

Nội địa hoá sản phẩm tiêu dùng trong nước có ý nghĩa thay thế  nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ đồng thời với nội địa hoá sản phẩm xuất khẩu tức là tăng thu ngoại tệ. Dưới đây là mô hình : “sản xuất, xuất khẩu bao nhiêu quả táo thì đ­ược một quả”

Đơn vị : “quả táo”

 

 

“Quả táo”

công nghiệp

 

Quả táo”

nông sản

“ăn” một quả táo phải  xuất khẩu mấy quả

“Quả táo”

công nghiệp

“Quả táo”

nông sản

I.Cơ cấu  giá trị với công nghệ  hiện tại

 Trong nước

1/4

1/3

4,0

3,0

 Nước ngoài

3/4

2/3

1,3

1,5

II.Cơ cấu  giá trị sau khi  đổi mới  công nghệ

 Trong nước

1/2

2/3

2,0

1,5

 Nước ngoài

1/2

1/3

2,0

3,0

Chênh lệch  II -I

 Trong nước

+1/4

+1/3

-2

-1,5

 Nước ngoài

-1/4

-1/3

+0,7

+1,5

 

Mô hình này quy ước 1 đơn vị giá trị hàng công nghiệp, nông sản lâm thuỷ sản đưa vào tiêu dùng ngoài biên giới là một “quả táo” mà có sự tham gia của các nhà sản xuất trong và ngoài nước.

Theo mô hình này với công nghệ hiện tại: Để ăn một “quả táo” giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu chúng ta phải nhập khẩu giá trị tương đương với giá trị 3 “quả táo” để sản xuất và xuất khẩu 4 “quả táo”; Bên nước ngoài bán cho ta đã chắc ăn 3 quả ngay cả trường hợp chúng ta không sản xuất  được 4 quả.

 Để ăn một “quả táo” hàng nông sản phải sản xuất nguyên liệu bán cho nước ngoài làm ra 3 “quả táo”. Trường hợp này chúng ta có vẻ chắc ăn song đã mất đi nguyên liệu mà có thể bên nước ngoài có công nghệ tốt sản xuất ra hơn 3 quả táo.

Khi  đổi mới công nghệ chế biến sâu, tham gia sâu vào cơ cấu giá trị thì chúng ta ăn một quả táo hàng công nghiệp chỉ sản xuất và xuất khẩu 2 quả, ăn một “quả táo” hàng nông sản chỉ  xuất khẩu giá trị bằng 1,5 qủa, như vậy để ăn 1 quả táo chúng ta giảm một nửa khối lượng sản phẩm. Nếu duy trì khối lượng sản phẩm  xuất khẩu  như trước, không cần thay đổi về giá cả nhưng với công nghệ mới chúng ta sẽ được ăn 2 “quả táo” ở mỗi loại hàng hay có thể nói  giá trị giữ lại trong  nước tăng gấp đôi trong khi kim ngạch  xuất khẩu không tăng!

Nước tiêu dùng cuối cùng không hẳn là  nước trực tiếp nhập hàng của chúng ta và cũng không hẳn đã tham gia cơ cấu giá trị sản xuất hàng hoá. Do vậy, tiếp cận trực tiếp với thị trường cũng là biện pháp tốt để tăng hiệu quả đầu tư đổi mới công nghệ.

 

NMH- 095 3456 678