Thủy sản
Bao gói không đảm bảo (về chất lượng, chủng loại nguyên liệu bao bì, hút chân không, thông tin ghi trên nhãn hàng xuất khẩu). Theo thống kê của Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS), từ năm 2010 đến ngày 25/5/2015, Việt Nam có tổng cộng 183 lô hàng thủy sản bị EU cảnh báo, trong đó có 69 lô bị cảnh báo theo hình thức thông báo (38%), 85 lô bị trả về (47%) và 28 lô bị thu hồi khẩn cấp (15%). Các lô hàng thủy sản của Việt Nam bị cảnh báo chủ yếu do: bao gói không đảm bảo hoặc thông tin cung cấp không đúng về thành phần kháng sinh, chất bảo quản, bảo quản không đạt, có lẫn tạp chất (mối nguy vật lý); hàm lượng kháng sinh cao, nhiễm khuẩn.
Một số lỗi thường gặp đối với nhãn thủy sản
- Không ghi rõ, đầy đủ cách thức bảo quản sản phẩm đảm bảo giữ nguyên hương vị của thực phẩm cho đến hạn “sử dụng tốt nhất” theo quy định của nước nhập khẩu. Ví dụ nếu xuất khẩu sang Nhật Bản thì phải ghi theo quy định trong Luật Tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các sản phẩm nông lâm sản và Luật An toàn vệ sinh thực phẩm. Các sản phẩm thực phẩm cần dán nhãn ngày hết hạn sử dụng cần ghi rõ “bảo quản dưới 100C” trong khi các sản phẩm cần dán nhãn hạn sử dụng tốt nhất cần ghi rõ “Tránh ánh nắng mặt trời, giữ theo nhiệt độ trong phòng”…
- Không ghi rõ, đầy đủ thành phần thực phẩm, đặc biệt là những thành phần có nguy cơ gây dị ứng, ngộ độc hoặc thuộc nhóm các thực phẩm không được dùng cho những nhóm người ăn kiêng phổ biến (tiểu đường, béo phì, tim mạch…)
- Chất lượng bao gói không đảm bảo.
Gạo
Những lỗi về ghi nhãn thường bị các nhà nhập khẩu cảnh báo:
- Không đăng ký thông tin về sản phẩm gạo như màu sắc, độ dài, tỷ lệ tấm
- Ghi lời quảng bá không được phép như “tuyệt hảo”
- Tên của nhà nhập khẩu trên bao bì khác với tên trong chứng từ nhập khẩu
- Không ghi rõ mùa vụ
- Ghi trùng tên sản phẩm và trọng lượng tịnh
- Nhãn dán dễ bóc rời (dán không đúng vị trí)
- Không đăng ký thông tin bằng tiếng nước nhập khẩu.
Hạt điều
- Không ghi đúng về nguồn gốc xuất xứ trên bao bì (ví dụ điều nguyên liệu được nhập khẩu từ một nước thứ 3 rồi mới chế biến ở Việt Nam thì một số nước nhập khẩu vẫn yêu cầu ghi rõ nơi sản xuất hạt điều nguyên liệu đó).
- Các lỗi khác tương tự như gạo
- Đối với điều rang muối, vi phạm các thông tin liên quan đến nguy cơ dị ứng (đặc biệt là EU, Hoa Kỳ có quy định rất khắt khe về thông tin bảo vệ người tiêu dùng dễ bị dị ứng).
Mì ăn liền
- Không ghi rõ hàm lượng chất béo và nguồn gốc chất béo trong sản phẩm
- Không ghi rõ tên thành phần bằng tiếng nước nhập khẩu
- Không in chứng nhận đã xử lý nhiệt đối với các thành phầm có khả năng nhiễm khuẩn (ví dụ trứng, rau quả dùng kèm).
Dệt may
- Không ghi đầy đủ thành phần sợi vải
- Không ghi đầy đủ các mối nguy đối với người tiêu dùng: ví dụ chất nhuộm có khả năng gây dị ứng không
- Ghi sai quy định về xuất xứ sản phẩm và thành phần
- Không ghi đầy đủ cách thức giặt sản phẩm và các biện pháp xử lý khác.
- Không ghi đầy đủ tên và địa chỉ hoặc số điện thoại của đơn vị dán nhãn. Một số nước nhập khẩu, ví dụ Nhật Bản yêu cầu ghi rõ thông tin đơn vị dán nhãn nhưng một số doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vẫn vi phạm do hiểu sai định nghĩa về “đơn vị dán nhãn”. Đơn vị dán nhãn không phải là bên trực tiếp dán nhãn lên sản phẩm mà là bên có trách nhiệm đối với việc dán nhãn chất lượng sản phẩm. Bên kinh doanh tại Nhật (thông thường là nhà nhập khẩu) phải ghi rõ tên và địa chỉ hoặc số điện thoại dưới danh nghĩa là đơn vị dán nhãn.
- Một số thông tin gây hiểu nhầm trên nhãn.