Một số vấn đề về quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam

Vấn đề nợ của thế giới thứ ba đã và đang được các nhà tài chính, đầu tư, các nhà kinh tế trên thế giới theo dõi phân tích thường xuyên từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Bởi vì, nợ nước ngoài liên quan c

Bài học về khủng hoảng nợ châu Mỹ La Tinh trong thập kỷ 80 và ở châu á cuối thập kỷ 90 luôn là những kinh nghiệm quý báu cho nhiều nước trong vấn đề quản lý nợ nước ngoài. Vấn đề nợ nước ngoài lại đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình chính trị, quân sự và kinh tế thế giới đang ở trong tình trạng bất ổn và khó dự đoán.

Để có thể đưa ra được những chính sách và giải pháp phù hợp trong việc thu hút nợ nước ngoài vào phát triển kinh tế, cũng như đảm bảo sự an toàn trong phát triển bền vững đi đôi với việc tăng khả năng thanh toán nợ và tăng nguồn dự trữ ngoại tệ quốc gia, các nhà kinh tế thế giới đã nghiên cứu và đưa ra một số chỉ tiêu và chỉ số đánh giá về nợ nước ngoài và khả năng quản lý nợ nước ngoài.

Trong khuôn khổ của bài viết này, tác giả muốn sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá nợ và vấn đề quản lý nợ nước ngoài đã được sử dụng hiện nay cho các nước đang phát triển vào phân tích nợ và quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay.

Nợ nước ngoài thường được xem xét trên bốn phương diện: quy mô, cơ cấu, tương quan giữa nợ và những chỉ tiêu kinh tế liên quan khác và tốc độ thay đổi của ba loại chỉ tiêu trên.

Quy mô nợ thường tính theo hai chỉ tiêu. Thứ nhất, là tổng nợ nước ngoài, đây là lượng tiền và vốn mà Chỉnh phủ, doanh nghiệp và người dân nước đó đã và đang vay để chi tiêu cho đầu tư hoặc cho tiêu dùng. Thứ hai, là tổng thanh toán nợ là lượng ngoại tệ (hoặc hàng hoá quy đổi thành ngoại tệ) hàng năm phải thanh toán cho chủ nợ bao gồm cả lãi nợ và gốc đến kỳ phải trả.

Loại chỉ tiêu thứ hai là cơ cấu nợ nước ngoài của một quốc gia. Với tổng nợ, chúng ta chỉ có thể hiểu rõ được quy mô nợ của một nước, nhưng khi xem xét các loại cơ cấu nợ, chúng ta có thể hình dung được phần nào tình trạng vay và quản lý nợ nước ngoài của một nước. Cơ cấu nợ có thể tính theo: (1) chủ cho vay hoặc chủ vay nợ: Tư nhân hay Nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế cho vay nợ; nhà nước hay tư nhân đứng ra vay nợ, tỉ lệ nợ được bảo lãnh công và công khai; (2) Lãi suất vay: Nợ thương mại và nợ ưu đãi, nợ tín dụng từ  Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF); (3) Thời hạn vay: Nợ dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

Ngoài ra, các chỉ số tương quan giữa tổng nợ hoặc dịch vụ nợ so với một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác. Những chỉ số này phản ánh khả năng quản lý, điều tiết nợ nước ngoài của một nước. Trong các số liệu thống kê quốc tế hiện nay, những chỉ số sau đây được tính: (1) Tổng giá trị nợ so với tổng thu nhập quốc dân (GNI) hay tổng sản phân quốc dân hay quốc nội (GNP hoặc GDP) của một nước, hoặc so với tổng giá trị xuất khẩu. Hai chỉ số này nói lên tình trangvà khả năng thanh toán nợ của một nền kinh tế; (2) Tổng giá trị dịch vụ nợ so với GNI hay GNP và tổng giá trị xuất khẩu của một nước. Chỉ số này phản ánh khả năng thanh toán nhanh nợ hiện nay của một nước. Ngoài ra, nó cũng chỉ ra mức thu nhập hàng năm mà một nước phải giành cho chủ nợ. Nếu chỉ số này quá cao và kéo dài thì quốc gia có thể lâm vào tình trang không thanh toán được nợ, vì bên cạnh việc trả nợ, một nền kinh tế còn cần ngoại tệ cho nhiều hoạt động khác; (3) Tương quan giữa tổng nợ công và nợ được Chính phủ bảo lãnh so với tổng thu của ngân sách nhà nước. Chỉ số này cũng nói lên khả năng quản lý nợ và khả năng trả nợ hàng năm của Chính phủ các nước.

Dựa vào 3 nhóm chỉ tiêu trên, chúng ta hãy xem xét thực trạng nợ và quản lý nợ của Việt Nam sau một thập kỷ có tốc độ tăng trưởng GDP cao.

 

Bảng 1: Biến động nợ nước ngoài của Việt nam giai đoạn 1990- 2000 (Đơn vị: triệu USD)

 

Năm 1990

Năm 2000

2000/1990 (lần)

GDP

6.472

31.344

+ 4,84

Tổng kim ngạch xuất khẩu

1.815

14.448

+ 7,96

Tổng nợ 

23.270

12.787

- 1,82

Trong đó nợ dài hạn 

21.378

11.546

- 1,85

Nợ được bảo lãnh công và công khai 

21.378

11.546

- 1,85

Nợ của IBRD và IDA

59

1.113

18,86

Nợ tư nhân không được bảo lãnh

0

0

0

Tín dụng IMF 

112

316

2,82

Nguồn: 2002 World Development Indicators.

IBRD: Ngân hàng Tái thiết và phát triển cho vay theo lãi suất thị trường

IDA: Tổ chức phát triển quốc tế cho vay theo lãi suất chuyển nhượng

Chúng ta thấy rằng, trong thập kỷ qua, khi Việt Nam đạt được thành tích cao trong tăng trưởng kinh tế, GDP tăng lên gấp 5 lần và tổng kim ngạch xuất khẩu tăng gần gấp 8 lần, thì chúng ta cũng đồng thời cải thiện được tình trạng vay nợ nước ngoài. Tổng nợ đã giảm gần 2 lần. Trong đó, nợ dài hạn chủ yếu là nợ được bảo lãnh và công khai, loại nợ này cũng giảm còn một nửa sau một thập kỷ. Ngoài ra, Việt nam tăng vay nợ tín dụng của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tới gần 3 lần.

Bảng 2: Khối lượng nợ và trả nợ nước ngoài giai đoạn 1995 – 2001 (Triệu USD)

 

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

Nợ dài hạn và giải ngân

21.777

21.964

18.985

19.918

20.529

11.594

11.427

Nợ được bảo lãnh và công khai

21.777

21.964

18.985

19.918

20.529

11.594

11.427

Nợ nhà nước

20.449

20.480

14.243

15.491

16.867

8.700

9.171

Đa phương

325

526

827

1.270

1.606

1.895

2.210

                  ¦u đãi

325

526

819

1.252

1.584

1.846

2.156

Song phương

20.124

19.954

13.415

14.222

15.261

6.805

6.961

                  ¦u đãi

19.612

19.442

2.531

3.304

4.044

6.057

6.213

Tư nhân

1.328

1.483

4.742

4.427

3.662

2.894

2.257

Trái phiếu

 

 

560

560

560

560

560

Ngân hàng thương mại

1.043

1.213

3.465

3.120

2.311

1.670

1.091

Tư nhân khác

285

271

717

747

791

554

606

Nợ hỗ trợ phát triển(IDA)

231

412

569

851

989

1.113

1.344

Trả nợ/Xuất khẩu (%)

13,7

12,1

11,5

13,8

13,8

10,5

11,2

Trả nợ/GDP (%)

5,2

5,5

5,4

6,4

6,8

6,0

6,6

Nguồn: Báo cáo phát triển, phần Việt Nam thực hiện cam kết.

Sở dĩ  nợ nước ngoài trong thời gian qua giảm mạnh, đặc biệt vào những năm 2000, 2001 là do giá trị xuất khẩu tăng nhanh, thu ngoại tệ từ nhiều nguồn như thuế, thu nhập từ nước ngoài, và việc giãn nợ. Thành tích lớn nhất trong quản lý nợ là Chính phủ đã thanh toán được một lượng nợ lớn vào năm 2000, giữ cho mức tổng nợ bằng khoảng 40% GDP tương đương với mức trung bình chung của các nước đang phát triển hiện nay (38%). Trong khi những nước khủng khoảng nợ, tỉ lệ này lên tới 1 hoặc thậm chí có nước tổng nợ lớn hơn 2 lần GDP (như nhiều nước châu Phi, trong đó có nước Cộng hoà Công Gô).

Nhìn vào bảng 2 chúng ta thấy, 100% nợ dài hạn ở Việt Nam là nợ bảo lãnh công và công khai. Đây cũng là đặc điểm khác với nhiều nước đang phát triển trên thế giới vì các nước này tỉ trọng nợ không bảo lãnh cao (xem bảng 3).

Nợ của Nhà nước Việt Nam chủ yếu là nợ song phương, nhưng trong những năm qua xu thế cho vay song phương đã giảm mạnh, còn cho vay đa phương lại có xu thế tăng nhanh. Đây là sự thay đổi trong chính sách cho vay hiện nay trên thế giới. Đó là các nhà tài trợ kết hợp với các công ty tài chính quốc tế cho vay và tài trợ theo các chương trình phát triển của các nước đang phát triển. Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó. Phần lớn nợ đa phương là nợ ưu đãi. Sau 6 năm, Việt Nam đã tăng vay nguồn nợ này tới gần 7 lần. Nợ song phương ưu đãi giảm cùng với sự tăng lên của nợ tư nhân và các nguồn cho vay thương mại khác.

Việt Nam đã kịp thời chấn chỉnh lại vấn đề quản lý nợ sau khủng khoảng tài chính châu á. Điều này thể hiện rõ nhất trong nợ vay tư nhân (nợ tư nhân của Việt Nam là nợ có bảo lãnh) chỉ tăng trong thời kỳ khủng khoảng, sau đó được giữ ở mức dưới 25% tổng nợ. Như vậy, so với những nước có vấn đề về nợ nước ngoài thì đây cũng là điểm tích cực trong chính sách quản lý nợ của Việt Nam. Ngoài ra, vay tư nhân chủ yếu từ nguồn vay của các ngân hàng thương mại, những ngân hàng này cũng đã tự huy động được ngoại tệ trong nước để giảm đáng kể vay nợ nước ngoài. Từ đó, Việt Nam tránh được nhiều rủi ro trong vay nợ theo lãi suất thị trường.

Tỉ lệ thanh toán nợ hàng năm hiện nay so với giá trị xuất khẩu có xu thế giảm (năm 2000 còn 7,5%), và tỉ lệ này so với GDP chiếm khoảng 6%. Đây là những tỉ lệ nhỏ so với nhiều nước đang phát triển khác.

Bảng 3: Thực trạng nợ của một số nước năm 2000

 

Xếp hạng về nợ 

Tổng nợ/GDP (%)

Nợ tư nhân không bảo lãnh/Tổng nợ %)

Nợ ngắn hạn/Tổng nợ %)

Trả nợ/Xuất khẩu (%)

Trả nợ/GDP (%)

Trung bình của các nước thu nhập thấp và trung bình

 

38,0

22,3

15,2%

18,1

6,3

Việt nam

L

40,8

0

7,2

7,5

4,2

Argentina

S

51,3

18

19,4

71,3

9,9

Indonesia

S

92,5

27,6

16,0

25,3

13,2

Hàn quốc

L

29,4

30,7

30,1

10,9

5,1

Thái lan

M

65,2

40,6

18,7

16,3

11,6

Liên bang Nga

M

 

13,6

9,7

10,1

4,9

Trung quốc

L

13,9

18,6

11,5

7,4

2,0

Nguồn:Tính theo số liệu của World Bank Atlas, 2002

Ghi chú: Ký hiệu: S là những nước mắc nợ trầm trọng; M là mắc nợ khá nghiêm trong: L là mắc nợ ít, không trầm trọng.

Trong những năm qua, xét về thực trạng thanh toán nợ hiện nay, Việt Nam đã cải thiện được cán cân thanh toán, từ chỗ thâm hụt liên tục nhiều năm, đến năm 1999 thì đã có dư, mặc dù số dư không ổn định. Sự cải thiện trong cán cân thanh toán quốc tế chủ yếu là từ sự thay đổi của cán cân vãng lai. Vì vậy, hiện nay, hàng năm Việt Nam đã thanh toán được tới hơn 1 tỉ nợ nước ngoài. Thành tích lớn nhất là năm 2000, Việt Nam đã giãn nợ với trị giá lên tới hơn 9 tỉ USD. Điều này chứng tỏ rằng, các tổ chức cho vay đã tin tưởng vào khả năng trả nợ của Việt Nam trong tương lai, nên mới cho giãn nợ để giảm sức ép phải trả nợ nhiều trong giai đoạn chúng ta đang cần nhiều vốn để phát triển kinh tế.

Bảng 4: Cán cân thanh toán (Triệu USD)

 

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

Cán cân vãng lai (trừ viện trợ)

-2802

-2592

-1839

-1229

1158

507

521

Tài khoản vốn

2333

2105

1681

580

-337

-823

-576

Trả nợ lãi gốc

696

729

804

1050

1367

1221

1338

Sai số

278

-14

-20

-47

-183

297

230

Tổng cán cân

-38

-351

-4

-524

768

116

325

Nguồn: Báo cáo phát triển, phần Việt Nam thực hiện cam kết

Số liệu do các cơ quan Việt Nam cấp và dự tính của nhân viên Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế

Do có nhiều chuyển biến tích cực trong chính sách vay nợ, quản lý ngoại tệ và thu hút các nguồn ngoại tệ dư thừa nhàn rỗi trong xã hội, Việt Nam đã được Ngân hàng Thế giới xếp vào hạng những nước nợ ít và quản lý nợ nước ngoài tốt. Tuy nhiên, chúng ta còn nhiều vấn đề cần giải quyết và vẫn còn phải tiếp tục vay nợ để phát triển đất nước. Hy vọng rằng, Việt Nam sẽ giữ và quản lý được nợ nước ngoài như hiện nay và có được chính sách vay, quản lý nợ tốt hơn trong thời gian tới để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của quốc gia./.

  • Tags: