Khái niệm cạnh tranh hệ thống
Khái niệm cạnh tranh hệ thống nhằm hiểu được các yếu tố mang tính quyết định đối với sự phát triển công nghiệp thành công. Nó là mô hình  trong đó các cơ quan nhà nước và xã hội tạo ra các điều kiện cho sự phát triển công nghiệp thành công. 
Có hai yếu tố chính phân biệt khái niệm “cạnh tranh hệ thống” với các mô hình phân tích khác về các nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh công nghiệp:
- Nó bao gồm bốn mức phân tích khác nhau (meta-, macro-, meso- và micro-). Ngoài các cấp vi mô (micro) gồm các hoạt động của các doanh nghiệp và cấp vĩ mô (macro) của chính sách kinh tế quốc gia, siêu cấp (meta) đề cập những nhân tố như khả nâng của một xã hội trong việc hoà nhập xã hội và khả năng xây dựng và thực hiện các chiến lược của nó. Cấp trung gian (meso) đề cập các cơ sở hỗ trợ bao gồm các chính sách chuyên biệt về một lĩnh vực cụ thể nhằm khuyến khích, bổ sung và gia tăng nỗ lực ở cấp công ty.
- Nó kết hợp các yếu tố của kinh tế học cải cách và công nghiệp và xã hội học với khoa học chính trị về lãnh đạo dựa trên hệ thống chính sách. (xem hình)
Mô hình cạnh tranh hệ thống  
Khái niệm cạnh tranh hệ thống nhằm phản ánh cả các yếu tố kinh tế lẫn chính  trị nhà nước và xã hội dùng để tạo ra các điều kiện cho sự thành công của công nghiệp. Khái niệm này phân biệt bốn cấp độ: cấp độ vi mô (microlevel) của doanh nghiệp và các mạng lưới doanh nghiệp, cấp trung gian (mesolevel) của các chính sách và thiết chế, cấp vĩ mô (macrolevel) của điều kiện kinh tế chung và siêu cấp (metalevel) của các biến số chậm như cơ cấu kinh tế xã hội, trật tự căn bản và khuynh hướng của nền kinh tế, khả năng xây dựng chiến lược của các tổ chức xã hội.
Các thành tố chủ yếu của sự phát triển công nghiệp thành công là:
- ở siêu cấp (meta): trước hết là các giá trị văn hoá hướng phát triển được chia xẻ bởi một bộ phận lớn trong xã hội; thứ đến là sự nhất trí căn bản về tính cần thiết của sự phát triển công nghiệp và sự hội nhập mang tính cạnh tranh vào thị trường thế giới; tiếp đó là khả năng của các tổ chức xã hội liên kết xây dựng tầm nhìn và chiến lược, thực hiện các chính sách.
- ở cấp vĩ mô: một khung cảnh vĩ mô ổn định. Điều này bao gồm một chính sách hối suất thực tế và một chính sách ngoại thương kích thích công nghiệp trong nước.
- ở cấp trung gian: các chính sách và thiết chế đặc biệt định hình các ngành và môi trường của chúng (các viện kỹ thuật, trung tâm đào tạo, tài chính xuất khẩu,…) và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Nhiều tổ chức ở cấp giữa là các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội kinh doanh, các tổ chức phi lợi nhuận.
- ở cấp vi mô: các doanh nghiệp có năng lực và thường xuyên cải tiến, mạng lưới các doanh nghiệp có các yếu tố bên ngoài vững chắc.
Kinh tế học chính thống nghiên cứu hai cấp độ, đó là vĩ mô  và vi mô. Phân tích các quá trình công nghiệp hoá thành công đã chỉ ra rằng cấp giữa (mesolevel) gồm các chính sách đặc biệt và thể chế hỗ trợ là  một cấp độ quan trọng. Ngoài ra, rõ ràng là sự phát triển thành công phụ thuộc lớn vào các giá trị văn hoá, kết cấu xã hội và hệ thống chính trị của một nước. Do vậy, để hiểu được các ngành cạnh tranh được xây dựng như thế nào cần phải nghiên cứu các đặc trưng ở siêu cấp (metalevel).
Các nhân tố đòi hỏi tính hệ thống:
- Thứ nhất, một doanh nghiệp không thể tự nó trở thành có khả năng cạnh tranh nếu thiếu môi trường hỗ trợ gồm các nhà cung cấp và các dịch vụ phục vụ sản xuất cũng như áp lực cạnh tranh từ các đối thủ trong nước. Khả năng cạnh tranh cấp vi mô dựa trên sự tương tác. Học hỏi thông qua tương tác là yếu tố chủ yếu trong các quá trình đổi mới của doanh nghiệp. Các vòng thông tin phản hồi giữa các doanh nghiệp và các thiết chế hỗ trợ rất quan trọng để xây dựng lợi thế cạnh tranh năng động.
- Thứ hai, một môi trường duy trì khả năng cạnh tranh bắt nguồn từ một hệ thống quốc gia các chuẩn mực, luật lệ và thiết chế xác định các khuyến khích định hình hành vi của các doanh nghiệp.
- Thứ ba, nhà nước có một vai trò quan trọng trong việc phát triển và tái cơ cấu doanh nghiệp. Tuy nhiên các điều hành nhà nước kiểu cũ đang trở nên lỗi thời. Các hình thức điều hành mới đang xuất hiện dựa trên một loại tương tác mới giữa nhà nước và các tổ chức xã hội.
Sự phát triển công nghiệp năng động đòi hỏi các hoạt động thận trọng của cả nhà nước và các tổ chức xã hội để kích thích và hỗ trợ doanh nghiệp cố gắng tạo ra lợi thế cạnh tranh. Nói cách khác, nó là kết quả không chỉ của bàn tay vô hình mà còn của sự diều hành nhà nước mà Ngân hàng Thế giới định nghĩa là: “…cách thức mà sức mạnh được thực hiện trong việc quản lý các nguồn lực kinh tế và xã hội để phát triển.” Giống như sự phát triển ở các lĩnh vực khác, sự cai trị đối với phát triển công nghiệp ngày nay phải dựa trên một mô hình tham gia trong đó các tổ chức xã hội tương tác với nhà nước trong việc xác định các chiến lược và chính sách. Mô hình này xuất hiện tự phát ở các nước phát triển như là sự phản ứng đối với sự phức tạp ngày càng tăng của xã hội và sự thành công hạn chế của chủ nghĩa can thiệp nhà nước.
Mô hình cạnh tranh hệ thống đánh giá năng lực cạnh tranh ngành
ở tất cả các cấp, tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh có thể biểu diễn dưới dạng:
C = aiXi
trong đó
C: Năng lực cạnh tranh
Xi: Nhân tố tác động i
ai: Hệ số chỉ mức độ tác động của nhân tố i, có thể được xác định bằng phương pháp hồi quy.
Các nhân tố được xác định ở từng cấp và tuỳ mục đích nghiên cứu các nhân tố có thể mang tính tổng hợp hoặc chi tiết. Ví dụ một số nhân tố lựa chọn ở các cấp như sau:
Cấp vi mô:
* Trình độ công nghệ sản xuất
* Bản chất của lợi thế cạnh tranh
* Công tác marketing
* Công tác đào tạo, huấn luyện
* Công tác nghiên cứu phát triển
* Sự quản lý chuyên nghiệp…
Cấp trung gian:
* Điều kiện về các nhân tố sản xuất, hạ tầng
* Điều kiện nhu cầu
* Sự phát triển của các ngành bổ trợ
* Thực trạng cạnh tranh trong ngành…
Cấp vĩ mô:
* Trình độ sáng tạo kinh tế và công nghệ
* Điều kiện môi trường kinh tế vĩ mô
* Mức độ mở cửa và đầu tư…
Năng lực cạnh tranh của ngành chịu sự tác động của các nhân tố ở cả các cấp.. Với sự tiếp cận hệ thống, mô hình xác định năng lực cạnh tranh ngành có thể biểu diễn ở dạng đơn giản nhất như sau:
Cj = gfhaiXi
Trong đó
g: Hàm số đánh giá tác động của các nhân tố thuộc siêu cấp
f: Hàm số đánh giá tác động của các nhân tố thuộc cấp vĩ mô
h: Hàm số đánh giá tác động của các nhân tố thuộc cấp trung gian
Mô hình phản ánh mức độ tác động trực tiếp/gián tiếp của các cấp lên năng lực cạnh tranh và có thể xem xét chỉ một hay nhiều cấp độ đối với năng lực cạnh tranh. Ví dụ, nếu chỉ xét hai cấp trung gian và vi mô,
C = haiXi.
Để dơn giản hoá mô hình, có thể chuyển mô hình về dạng sau:
Cj = jjjaiXi
trong đó
j  : Năm thứ j
j  : Chỉ số đánh giá tác động của các nhân tố thuộc siêu cấp
j : Chỉ số đánh giá tác động của các nhân tố thuộc cấp vĩ mô
j : Chỉ số đánh giá tác động của các nhân tố thuộc cấp trung gian
Nếu chỉ xét một cấp vi mô Cj = aiXi   (j = j = j =1), hai cấp trung gian và vi mô, Cj = jaiXi   (j = j = 1)… q

  • Tags: