Nâng chén ta nâng hồn văn hoá

Trời bắt đầu sang xuân, dương khí cũng bắt đầu thời sinh trưởng, đem cái ấm áp trải khắp trong trời đất, xua dần đi cái lạnh giá của mùa đông. Âm dương giao hoà, vạn vật sinh sôi, lòng người thanh tho

Cứ để tâm chú ý mà xem, ngày nay người ta sẵn sàng sử dụng những nguyên liệu trà chưa sạch, hay nấu rượu bằng những phương pháp chỉ cho lượng chứ không cho chất. Đơn cử như các loại rượu, trà phổ biến trên thị trường hiện nay hầu hết không được khử các chất độc hại, hoặc các chất nhạy cảm như: metanol, aldéhyt, saponin, các ion kim loại nặng, các chất keo, tanin, cafein, alcaloit, các chất bảo vệ thực vật, muối nitrit, amoni... các nấm mốc, khuẩn độc xâm nhập từ môi trường đầy khói bụi và từ nguồn nước bị ô nhiễm. Chưa kể, có nhiều nơi người ta còn gia giảm thêm cả thuốc trừ sâu, phân đạm hoặc chất chiết xuất từ quả bồ kếp để... tăng nồng độ rượu. Vậy là vô hình chung, con người đang tự huỷ hoại mình, thêm vào nữa là cách uống xô bồ đang rất phổ biến hiện nay. Thế là rượu và trà không những mất đi tác dụng vốn có của nó, mà còn trở thành “kẻ giết người thầm lặng”. Nào rượu, trà có tội tình gì đâu, thậm chí từ xa xưa chúng đã trở thành vị thuốc tiên với sức khoẻ con người. Hãy cứ ngẫm lời của cụ Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác thì rõ:

Bán dạ tam bôi tửu
Bình minh sổ trản trà
Nhật nhật ư như thử
Lương y bất đáo gia
Tạm dịch:
Buổi tối ba chén rượu
Sáng ra uống chén trà
Ngày nào cũng như thế
Thầy thuốc không đến nhà

Đó, tác dụng của rượu và trà thần diệu biết bao! Vậy mà... Nhưng thôi, âu cũng là xu thế của thời đại, thì ta phải chấp nhận cái thực tế đáng buồn đó vậy. Chỉ có điều, làm sao để giảm bớt rủi ro khi quá vui với bạn bè bên bàn rượu, hoặc khi quá buồn mà trót “nâng chén tiêu sầu” thái quá. Cũng hay là Công nghệ sạch đã ra đời, bắt đầu đi vào cuộc sống và trở thành cứu cánh. Mới đây, một số nhà khoa học thuộc Công ty Công nghệ sạch (Lino JSC) đã kế thừa vốn truyền thống, nghiên cứu sản xuất một số đồ uống sạch mang thương hiệu Linođ. Vậy là Hà Nội lại có thêm hai điểm gặp gỡ cho những người bạn tâm giao, cho những người đang yêu thả hồn vào cõi mộng uyên ương.
Hà Thành Tửu Các toạ lạc ở 72 đường Liễu Giai, là nơi có các loại rượu được làm từ gạo, ngô, cao lương, đại mạch, mía... với những chủng men được chọn lọc ở những nơi không bị ô nhiễm, vào những ngày, giờ thích hợp mà cổ nhân đã đúc kết vào lịch. Công nghệ chưng cất, chiết tách được thực hiện với tháp hồi lưu, phân đoạn đúng với tiêu chuẩn khoa học, qui trình bào chế khử độc lão hoá hiện đại. Không những thế, nó còn được nhà sản xuất bổ sung phương pháp khử độc bằng các thiết bị điện tích, thiết bị Ôzôn (loại tinh khiết). Nước dùng rửa hay pha chế cũng được áp dụng tuỳ theo mục đích, hoặc là loại RO, hoặc là long tỉnh... Ai bảo các nhà khoa học của ta không lãng mạn? Hãy xem cách phân loại rượu và trà ở đây thì rõ, riêng rượu Hà Thành được chia làm 3 tập, trà PM được chia làm 2 tập, nghe có vẻ ngồ ngộ. Nhưng khoan, hãy thưởng thức qua cho biết đã.
Một chiều cuối đông, khi những giọt mưa bụi báo hiệu mùa xuân đầu tiên bay bay trên đường phố, bên bàn rượu tại Hà Thành Tửu Các, người phục vụ nhẹ nhàng nâng chiếc bình bạc, rót đầy vào những chiếc ly cũng bằng bạc chất rượu hồng tươi và mời ẩm khách: “Đây là HT1 mang tên Tráng Sĩ”. Tợp một hơi, thật tuyệt diệu làm sao, cảm giác lạnh toát bốc lên đầu, cái nóng ấm râm ran lan toả ra toàn cơ thể. Lúc đó ta cảm thấy mình có một sức mạnh, một quyết định nào đó mà khi trước ta còn lưỡng lự bỗng ập về và ta quyết, không cần phải suy nghĩ thêm. Chiếc ly bạc được dọn đi, nhường chỗ cho chiếc chén bằng gốm, một loại rượu vàng nhạt trong như hổ phách được rót ra. ấy, nhấp từ từ thôi, rượu Đoàn viên đó! Trời ơi! Ta thấy yêu cuộc sống, yêu con người biết bao, mọi giận hờn, buồn đau tiêu tán đi đâu hết cả. Nhà khoa học của chúng ta nãy giờ ngồi bên bỗng tủm tỉm cười: “Ai đang còn lưỡng lự giữa yêu hay không yêu, thì sẽ quyết định yêu. Còn đôi nào chuẩn bị chia tay! Uống vào đi, thôi ta lại về với ta, không còn giận hờn nhau nữa”. Thật vậy chăng! Ta không biết, nhưng quả thật vị ngọt ngào thanh thoát đã thấm vào tận tâm can, và ta mong hơn lúc nào hết những điều đó sẽ xảy ra. Rồi lần lượt các loại rượu được rót ra, nào Tiêu Dao (HT3), Phật Sơn (HT5), Thuỷ Tiên (HT6), Khải Hoàn (HT7), hết tập 1. Nhà khoa học giải thích, tập này có đặc điểm, công dụng tương sinh tương khắc ứng theo ngũ hành, các loại bình, chén, ly, cốc cũng theo đó mà sử dụng như: gỗ, đồng, vàng, bạc,sứ, gốm, xương, sừng, ngà, thuỷ tinh, pha lê...Trong mỗi loại HT lại có các phiên bản gia giảm, điều chỉnh cho phù hợp với tiết trời, tâm thể, khát vọng của tửu khách. Tập 2 lãng mạn hơn một chút bởi một số rượu cốt đậm hương vị để pha Cocktail như: Nữ nhi hồng, Bát tiên du hải... Trở lại đời thường với những nhu cầu thực, nhưng khá tế nhị, ta gặp tập 3. Tập này gồm những phiên bản đặc biệt, và một số loại pha chế theo yêu cầu của ẩm khách, có thể dùng tại chỗ hoặc mang về như: Tiềm dục kỳ lân tửu, Lôi hoả tửu... sẽ bổ khuyết một cách chính xác cho thể trạng và tăng thêm bản lĩnh thực thụ cho ẩm khách.
Xong tiệc rượu, lòng ta lâng lâng, dường như còn thiếu một cái gì đó. Ta bỗng nhớ ra, còn một điểm nữa ta chưa đến để thưởng thức, để cảm nhận cho thực cái hay mà nhà khoa học của chúng ta đã giới thiệu. Đó là Viện trà PM với 2 tập trà gồm các loại trà hoa quả, thảo dược sạch được sưu tầm, thu hái đúng thời điểm tại các vị trí phong thuỷ đắc địa, để có được đầy đủ các khoáng tố, hương vị và linh khí của thiên nhiên theo kinh nghiệm của người xưa. Nhưng như thế vẫn chưa làm nên nét đặc biệt của trà PM, mà phải có sự kết hợp một cách tinh vi công nghệ Lino để chế tác thành 2 tập đồ uống không có chè và có chè với hàng chục loại phiên bản, để tương hợp với thời khí, nhân thể, tâm vọng của ẩm khách.
Loanh quanh một chặp, ta đã an tọa trong quán tại 447 đường Nguyễn Khang - Cầu Giấy, với cái tên PM café (Viện trà PM). Chủ nhà nhanh nhảu mang ra giới thiệu với khách lần lượt, bắt đầu từ tập 1 (PM 4) chỉ gồm các loại hoa quả đặc sắc từ nhiều nơi trên thế giới như: cúc miền Tây Tạng (PM 4.1), bạc hà ấn Độ (PM 4.2), xoài nhãn phương Nam (PM 4.3), pơ lang Tây Nguyên (PM 4.4), hồng Moscow (PM 4.5)... Mỗi loại trà lại cho ta một hương vị riêng, đôi khi vừa xa xôi, nhưng cũng có lúc cho ta cảm giác gần gũi. Những ẩm khách nào đã từng có dịp đi đó đây, đến những vùng đất xa xôi, có thể chọn cho mình hương vị của thứ hoa quả mà mình đã từng biết. Vậy là bao ký ức lại trở về, tươi rói như mới hôm qua đó thôi.
Trở lại với miền nhiệt đới, chủ nhà giới thiệu tiếp tập 2 (PM 6). Tập này được tổ hợp theo đơn gồm các thảo dược trân quý như: linh chi, nhân sâm, la hán, cam thảo, cát cánh... phối cùng chè xanh Tân Cương, chè đen Shan tuyết, chè vàng cao sơn, chè bánh mạn hảo, chè lá đắng Cao Bằng, chè Ôlong, chè Thiết quan âm... trong đó có phảng phất hương vị PM. Nhà khoa học của chúng ta giải thích, ở vùng nhiệt đới, nơi có đủ 4 mùa, cao xa, sỏi đá, mưa gió, sấm sét là những điều kiện để tạo ra lượng Ôzôn đến 0,005 ppm, mật độ ion âm đến 106 ion/cm3. Đó chính là môi trường cần và đủ để các loại cỏ cây tích hợp được hương vị PM huyền thoại.
Trà PM pha, hãm với loại nước tương ứng trong những ly, tách, bình, chung... hợp cách, có thể uống nóng, lạnh hay shake mặc hứng. ẩm khách gạt lại những bụi bặm, lo toan đời thường, để giành lấy những giờ phút thanh thản, để hồi nhớ kỷ niệm, trao đổi, tâm sự, thư giãn, sảng khoái và thêm chất thi vị cho cuộc đời.
Đồ uống Linođ phong phú, sâu sắc, không gian khoáng đạt, kiến trúc hoành tráng, bài trí thanh lịch, ánh sáng âm nhạc phụ hoạ tế nhị, kịch bản thưởng lãm vừa phong lưu, vừa gần gũi, làm ta say đắm đến thăng hoa để hưởng trọn niềm vui nơi trần thế. HT và PM nâng ta linh mẫn, tự tin và tráng kiện hơn, khiến ta thấy hạnh phúc và yêu đời mãi mãi. Nhà khoa học của chúng ta bỗng thả hồn như đang phiêu diêu đâu đó, miệng khe khẽ ngâm câu thơ:
Thanh thời, thanh xá nghênh thanh khách
Lịch ẩm, lịch bôi tiếp lịch nhân.

  • Tags: