"Cơn lũ" thép giá rẻ và nhu cầu yếu là hai nhân tố sẽ chi phối giá thép thế giới - vốn đã chạm đáy
từ năm 2009, đồng thời đe dọa tương lai của các nhà sản xuất thép.
R.K. Goyal, giám đốc quản lý công ty sản xuất thép Ấn Độ Kalyani Steels Ltd, chia sẻ: "Chúng tôi
đang hết sức thất vọng. Tôi không chắc về khả năng các nhà sản xuất thép như chúng tôi có thể trụ
lại hay không. Một số khách hàng đang yêu cầu đại hạ giá thép".
Theo Công ty tư vấn CRU, trong năm 2014, xuất khẩu thép của Nga và Ukraine đã tăng lên 46,4 triệu
tấn, gần bằng một nửa mức xuất khẩu kỷ lục 93,78 triệu tấn của Trung Quốc - nước xuất khẩu thép
lớn nhất thế giới.
Theo ông Dmitry Popov thuộc CRU, Nga và Ukraine đang dần trở thành một "Trung Quốc mới" trên thị
trường thép, không phải về sản lượng, mà là tầm ảnh hưởng của họ tới giá thép thế giới.
Theo Liên hiệp Sắt và Thép Trung Quốc, bất chấp việc xóa bỏ một số chính sách hoàn thuế, xuất khẩu
thép Trung Quốc trong năm nay dự đoán vẫn vào khoảng 80-90 triệu tấn do tình trạng dư thừa công
suất kéo dài và nhu cầu nội địa suy giảm. Dù cho không được hoàn thuế, giá thép của Trung Quốc vẫn
rẻ hơn 5 USD/tấn so với hầu hết các nước sản xuất thép khác.
Tuy nhiên, theo ông Roberto Cola, người đứng đầu Viện Sắt và Thép Philippines, đây là thời điểm để
các nhà sản xuất thép Nga "nhập cuộc", thậm chí còn vượt đối thủ cạnh tranh đáng gờm này. Ông nói:
"Nga sẽ chạy đua với Trung Quốc. Giống như Trung Quốc, Nga cũng đang "trong trận chiến" với tình
trạng thừa công suất".
Trung Quốc có lợi thế hơn Nga tại thị trường châu Á về mặt địa lý cũng như một số thỏa thuận
thương mại tự do (FTA) đã ký kết, giúp dỡ bỏ các rào cản thương mại. Năm ngoái, Philippines, trước
kia đã từng là khách hàng của Nga, là thị trường tiêu thụ thép lớn thứ ba của Trung Quốc. Tuy
nhiên, Nga cũng có lợi thế tương xứng đối với thị trường châu Âu khi đồng ruble mất giá trong thời
gian gần đây.
Ông Jeremy Platt - chuyên gia phân tích tại MEPS, nêu rõ: "Tính cho tới thời điểm hiện tại, thép của
Xứ sở Bạch dương có lẽ là nguồn hàng hấp dẫn nhất đối với thị trường Liên minh châu Âu (EU) do đồng
rouble rớt giá".
Theo ông Popov, trong tháng Một vừa qua, giá xuất khẩu thép cuộn nóng của các nước thuộc Cộng đồng
các quốc gia độc lập (CIS), hầu hết do Nga và Ukraine chiếm lĩnh thị phần, giảm còn 435 USD/tấn,
vẫn thấp hơn 10 USD so với giá thép từ Trung Quốc./.
Nga và Ukraine - hai nhân tố mới trong cuộc đua về giá thép
TCCT
Nguồn thép giá rẻ từ Nga và Ukraine đang làm các nhà sản xuất thép từ châu Á đến châu Âu “hoang mang” khi hai nước này cùng Trung Quốc gia tăng lượng xuất khẩu thép, đẩy thị trường thép thế giới lâm v