Ngành Công Thương tập trung nâng cao chất lượng sản xuất, kinh doanh rượu dịp cuối năm

Theo Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số các điều của Luật an toàn thực phẩm, Bộ Công Thương được phân công phụ trách xuyên suốt quá trình sản xuất chế biến, vận chuyển, bảo quản và kinh doanh nhập khẩu, xuất khẩu đối với mặt hàng rượu, trừ rượu bổ do Bộ Y tế quản lý.

Thời gian qua, ngành công thương đã và đang phối hợp với bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản xuất, kinh doanh mặt hàng rượu. Tuy nhiên, quá trình quản lý mặt hàng đặc biệt này cũng đang đặt ra nhiều vấn đề từ thực tiễn. Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất rượu thực thi chính sách quản lý của nhà nước, trong đó có ngành công thương ra sao? Câu trả lời có tại Tọa đàm: Nâng cao chất lượng sản xuất, kinh doanh rượu dịp cuối năm. Sự kiện do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 14/12/2022.

Hoàn thiện cơ chế quản lý với sản xuất, kinh doanh mặt hàng rượu 

Trao đổi tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Việt Tấn, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Bộ Công Thương cho rằng, cho dù là sản phẩm rượu sản xuất ở trong nước, hay là sản phẩm nhập khẩu, tất cả các sản phẩm, trừ sản phẩm mà rượu bổ do ngành y tế quản lý thì buộc phải có bản đăng ký chất lượng sản phẩm.

 Điều đó có thể nói rằng, về chỉ tiêu chất lượng, quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nói chung, đối với sản phẩm rượu nói riêng, thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đã khá đầy đủ với mặt hàng này.

sản xuất rượu an toàn
Ông Nguyễn Việt Tấn, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Bộ Công Thương trao đổi tại Tọa đàm

Cụ thể, theo ông Nguyễn Việt Tấn, quy định tại Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số các điều của Luật an toàn thực phẩm, Bộ Công Thương được phân công phụ trách xuyên suốt quá trình sản xuất chế biến, vận chuyển, bảo quản và kinh doanh nhập khẩu, xuất khẩu đối với mặt hàng rượu, trừ rượu bổ do Bộ Y tế quản lý.

Đối với chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, hiện nay, sản phẩm rượu phải đáp ứng các quy định, QCVN 6-3:2010/BYT -  Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn và một số quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến giới hạn ô nhiễm.

Về quản lý an toàn thực phẩm trong kinh doanh, sản xuất rượu, hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta cũng khá đầy đủ, ví dụ, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nói chung, cơ sở sản xuất kinh doanh rượu nói riêng phải chấp hành đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 19, 21,22 Luật An toàn thực phẩm; các điều 26 đến 30 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 08 năm 2018 và Nghị định 17 năm 2020 của Chính phủ về An toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh các hàng thực phẩm nói chung và sản phẩm rượu nói riêng.

Bên cạnh đó, cơ sở sản xuất kinh doanh phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền các cấp quản lý. Cụ thể, đối với cơ sở thuộc diện phải cấp giấy cơ sở chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm phải tuân thủ theo quy định tại khoản1, điều 34, Luật An toàn thực phẩm và điều 11, Nghị định 15/NĐ –CP về hướng dẫn một số điều thực hiện Luật An toàn thực phẩm của Chính phủ.

Đối với cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, phải tuân thủ theo quy định tại điều 12, Nghị định 15/NĐ –CP năm 2018 và theo quy định tại Nghị định số 17.

Các cơ sở không thuộc diện, cấp dưới những cơ sở điều kiện này phải có bản cam kết với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.

Vấn đề thứ hai, đối với các sản phẩm nhập khẩu, các sản phẩm nhập khẩu phải tuân thủ theo quy định kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm này, được quy định tại các điều 16,17,18,19 Nghị định số 15/NĐ –CP năm 2018 của Chính phủ.

Bộ Công Thương chỉ định cơ sở kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu, danh mục, danh sách cơ sở này được đăng đầy đủ trên website của Bộ.

Bên cạnh đó, việc kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng rượu trong sản xuất, kinh doanh rượu cũng được các quan chú trọng. Lực lượng quản lý thị trường, trong thời gian qua đã liên tiếp có những biện pháp tăng cường công tác nghiệp vụ đẩy lùi hiện tượng rượu giả, rượu kém chất lượng.

Có mặt tại buổi tọa đàm ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ - Tổng cục Quản lý thị trường – Bộ Công Thương cho biết: Thời gian qua, mặt hàng rượu nói riêng và an toàn thực phẩm nói chung là lĩnh vực mà được Bộ Công Thương chỉ đạo Tổng Cục Quản lý thị trường (TCQLTT) đặc biệt quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, người dân.

sản xuất rượu an toàn
Ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ - Tổng cục Quản lý thị trường – Bộ Công Thương

 Đứng trước nhu cầu cấp bách đó, TCQLTT luôn chỉ đạo sát sao các đơn vị trực thuộc của mình, gồm các cục quản lý thị trường ở các tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu.

Bởi vì, khi sản xuất sản phẩm rượu mà không đạt chất lượng, không đúng tiêu chuẩn được quy định, dẫn đến việc người sử dụng rất dễ bị ngộ độc, nhẹ thì ảnh hưởng đến sức khỏe, nặng thì có ảnh hưởng đến tính mạng.

 Đồng thời, việc kiểm tra như vậy, lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành ký cam kết, tuyên truyền đến các hộ sản xuất, doanh nghiệp, người kinh doanh hiểu được tác hại của cái rượu không đảm bảo chất lượng, cũng như rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ trong việc đưa ra kinh doanh, nhằm hạn chế các hành vi, vi phạm trong việc sản xuất và kinh doanh rượu.

Doanh nghiệp làm ăn chân chính lên tiếng

Có mặt tại buổi tọa đàm, ông Tống Nguyên Long - Phó giám đốc Công ty Cổ phần Rượu và NGK Hà Nội cho rằng, chúng tôi đặt tiêu chí quan trọng nhất chính là phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đấy là cái tiêu chí hàng đầu. Có thể nói, hệ thống văn bản pháp lý của nhà nước tương đối đầy đủ, từ quy định về điều kiện cơ sở sản xuất về thực phẩm, sản phẩm lưu hành trên thị trường, kể cả sản phẩm sản xuất trong nước hay là nhập khẩu thì cũng có những tiêu chuẩn tương ứng.

Công ty Cổ phần Rượu và NGK Hà Nội có truyền thống hơn 100 năm, hệ thống thiết bị, cũng như kinh nghiệm về nhân lực là cũng đảm bảo các yếu tố. Cụ thể hơn, về về quản lý về chất lượng, hiện tại công ty chúng tôi đã áp dụng bốn hệ thống quản lý.

Thứ nhất, là hệ thống quản lý về an toàn thực phẩm là ISO 14.000, ISO 12.000, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, hệ thống quản lý môi trường ISO 14. 001 và hệ thống quản lý về an toàn sức khỏe nghề nghiệp là ISO 45. 001.

Chúng tôi áp dụng đồng thời bốn hệ thống này với tiêu chí đảm bảo được môi trường làm việc an toàn. Quan trọng hơn hết, cung cấp ra sản phẩm đạt yêu cầu, thậm chí tốt hơn những yêu cầu theo quy định hiện tại.

sản xuất rượu an toàn
Ông Tống Nguyên Long - Phó giám đốc Công ty Cổ phần Rượu và NGK Hà Nội

 

Tuy nhiên, theo ông Tống Nguyên Long, quá trình lưu thông, đưa ra ngoài thị trường thì đơn vị đang gặp một số vấn đề khó khăn, vướng mắc. Khá nhiều người tiêu dùng chưa có trách nhiệm, ý thức trong khâu lựa chọn rượu có nguồn gốc xuất xứ. Cùng với đó, là vấn đề là không lấy hóa đơn chứng từ người mua hàng.

Một vấn đề khác, đại diện Tổng Cục QLTT, ông Nguyễn Đức Lê chia sẻ, lượng rượu dân nấu khá là nhiều, theo thống kê chưa đầy đủ, một năm trung bình chúng ta là tiêu thụ trên 300 triệu lít rượu. Lượng rượu của các cơ sở nhà máy sản xuất đảm bảo yêu cầu quy mô công nghiệp chỉ đâu đó chiếm 15 -20%, còn lại rượu kể cả nhập khẩu, hay là rượu dân nấu.

Trở lại câu chuyện về kiểm soát chất lượng, ông Tống Nguyên Long phân tích, liên quan đến chất lượng chính là vấn đề về nộp thuế. Tại sao nói về nộp thuế, vì hiện tại, rượu là mặt hàng hạn chế, cho nên mức thuế suất, thuế tiêu thụ đặc biệt cho rượu trên 20 độ là 65 %, tới đây Chính phủ, Quốc hội có lộ trình tăng lên. 

Đối với những rượu mà không có nguồn gốc xuất xứ, hoặc không có những chứng minh rõ ràng thì nhiều khi người ta sẽ vừa trốn kiểm tra chất lượng, nhưng quan trọng là người ta sẽ trốn cả về mặt nộp thuế.

Lấy ví dụ, một chai rượu bán 100.000đ, chúng tôi nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho nhà nước đâu đó nó xấp xỉ 40.000đ, cái đấy là cái phần mà trách nhiệm của doanh nghiệp của chúng tôi với nhà nước.  Những vướng mắc khác được ông Long chỉ ra, văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta là cũng tương đối đầy đủ, thậm chí xử phạt trong lĩnh vực vi phạm về về thực phẩm nói chung và về rượu bia nói riêng có những mức hình phạt mà hình sự, chấp hành phạt tù từ 10 -20 năm. Thế nhưng, thực tế thời gian vừa rồi, chế tài thực hiện chưa được nhiều. Từ đó, thị trường rượu, đặc biệt những đợt cuối năm tương đối phức tạp.

Chúng tôi là doanh nghiệp sản xuất về rượu đảm bảo chất lượng, nộp thuế đầy đủ thì thực sự gặp những cái khó khăn.

Thứ hai, là khó khăn quy định chính sách pháp luật. Chẳng hạn, theo Luật quảng cáo, hiện tại thì rượu là không được quảng cáo, một số cái hình ảnh chúng tôi đưa chai rượu lên là cũng không được phép, bị phạt, hoặc là yêu cầu dỡ bỏ. Nhưng cũng Luật Bảo vệ người tiêu dùng thì quy định, phải rõ ràng về nhãn mác, xuất xứ và khi đưa thông tin lên thì cũng phải có đầy đủ hình ảnh.

Đồng hành với doanh nghiệp sản xuất rượu chân chính, bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam cho biết, những sản phẩm sản xuất rượu thủ công không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác, nồng độ Methanol vượt ngưỡng cho phép, sản phẩm rượu nhập nhập không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm gây hệ lụy. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, gây tổn thất kinh tế, ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến những doanh nghiệp hoạt động chân chính.

sản xuất rượu an toàn
Bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam

 Theo báo cáo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, với 70% đồ uống rượu thủ công trong, đồ uống phi chính thức đã và đang gây tổn thất tới 751 triệu đô, xấp xỉ khoảng 17 ngàn tỷ đồng ngân sách nhà nước, đấy là một con số rất là lớn.

Vấn đề có thể thấy, an toàn thực phẩm vấn đề rất được quan tâm và phải cần quan tâm hơn nữa để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, cộng đồng người người tiêu dùng, gián tiếp giúp cho những hoạt động, hỗ trợ những hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp chân chính.

 Hiệp hội có những kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất rượu với những đơn vị cung cấp công nghệ sản xuất rượu an toàn, doanh nghiệp thuộc hiệp hội là những doanh nghiệp sản xuất chân chính, để họ tuân thủ các cái quy định pháp luật. Đặc biệt, những cái quy định về an toàn thực phẩm, đóng góp trách nhiệm, nghĩa vụ về thuế và phí đầy đủ.

Nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm đối với mặt hàng rượu khi tết đến xuân về

Ông Nguyễn Việt Tấn - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương cho biết, được sự phân công chỉ đạo của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương, hàng năm, nhân hoạt động liên quan đến tháng tết, mùa lễ hội xuân, tháng hành động về an toàn thực phẩm, các đợt thanh tra, hậu kiểm, theo phân công của Ban chỉ đạo thì Bộ Công Thương có văn bản chỉ đạo tới các Sở Công Thương, Ban quản lý an toàn thực phẩm của các địa phương,Tổng cục Quản lý thị trường, Cục quản lý thị trường ở các địa phương thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, có thể có những đợt trọng điểm. 

Thường dịp cuối năm, đặc biệt mùa lễ hội xuân, đối với sản phẩm rượu, quá trình kiểm tra tập trung vào các khâu như hồ sơ tự công bố, quy trình công bố chất lượng sản phẩm, các phiếu kiểm nghiệm về chất lượng sản phẩm, cũng như là quá trình sản xuất, chế biến, sản phẩm nhập khẩu và lưu thông trên thị trường, việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất tạo màu, hương liệu trong quá trình chế biến cũng được các cơ quan chức năng, đoàn kiểm tra là tập trung quan tâm.

Đặc biệt, chúng tôi chú trọng kiểm soát rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc. Chúng tôi tập trung rất nhiều việc kiểm tra sản phẩm rượu nhái các nhãn mác, rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc, rượu không đảm bảo chất lượng.

 Bộ Công Thương hết sức quan tâm trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt kiểm tra, kiểm soát trong việc kinh doanh đa cấp, hay là kinh doanh mặt hàng rượu trên sàn thương mại điện tử. Bởi vì, quản lý chất lượng đối với cái hình thức kinh doanh này cũng còn gặp nhiều gặp nhiều khó khăn.

Đối với vấn đề hậu kiểm, chúng tôi tập trung chỉ đạo kiểm tra về quy trình tự công bố sản phẩm, trình tự công bố sản phẩm, phiếu kiểm nghiệm, hồ sơ tài liệu pháp lý có liên quan. Quá trình kiểm tra công tác sản xuất, chế biến, nguyên liệu đầu vào… đều được các đoàn kiểm tra hết sức quan tâm. Ông Tấn cho biết thêm.

Cũng theo ông Tấn, quá trình kiểm tra, chúng tôi tập trung vào các cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện và cả những cơ sở thuộc đối tượng không phải cấp giấy cơ sở đủ điều kiện. Tuy nhiên, đối với mặt hàng rượu, sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ cũng đang tồn tại khá nhiều, rượu thủ công cũng được người dân theo thói quen sản xuất. Theo quy định pháp luật của Việt Nam, cơ sở này phải có bản cam kết đối với các cái cơ quan có thẩm quyền tại địa phương. Các đợt kiểm tra của ngành công thương, lực lượng quản lý thị trường đều tập trung vào các cơ sở nhỏ lẻ này, để đảm bảo cơ sở đó chấp hành đúng quy định.

Về vấn đề này, bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam chia sẻ, Bộ Công Thương đã rất tích cực trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động về sản xuất, kinh doanh những sản phẩm rượu không đảm bảo chất lượng.

Thời gian tới, Hiệp hội cùng các doanh nghiệp cũng mong muốn phía Bộ, lực lượng QLTT tiếp tục vào cuộc, nhất là dịp tết đến, xử lý nghiêm

hơn, phát hiện và xử lý nghiêm những vụ việc sai phạm. Những hành vi sản xuất, kinh doanh những sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm. Thứ hai, hiệp hội cũng cho rằng, việc tuyên truyền bên Tổng cục quản lý thị trường phối hợp với chính quyền địa phương, đấy cũng là kênh tuyên truyền trực tiếp tới những người dân để họ hiểu hơn, phân biệt sản phẩm rượu có chất lượng, rượu không đảm bảo chất lượng.

Đối với người tiêu dùng, chúng tôi nghĩ, người tiêu dùng cũng phải tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về sản phẩm đảm bảo chất lượng về an toàn thực phẩm; Lựa chọn những sản phẩm có tên tuổi của những doanh nghiệp uy tín, có đầy đủ nhãn mác, địa chỉ rõ ràng, để có thể truy xuất được, hãy là người tiêu dùng thông thái và sử dụng sản phẩm có trách nhiệm.

Tăng cường kiểm tra xử lý sai phạm, lành mạnh hóa thị trường rượu

Nói thêm về vấn vi phạm trong sản xuất, kinh doanh rượu, ông Nguyễn Đức Lê chỉ ra, vẫn có những đơn vị sản xuất vì lợi nhuận, khi nhu cầu tăng đột biến bỏ qua khâu trong sản xuất, đưa luôn ra thị trường những sản phẩm vội vàng, chưa được xử lý đúng theo quy trình kỹ thuật để đảm bảo an toàn thực phẩm.

 Vấn đề thứ hai, một số cơ sở sản xuất sử dụng sản phẩm chất phụ gia không được phép vào trong sản phẩm rượu, dẫn đến khi người tiêu dùng sử dụng thì bị ngộ độc, nhẹ thì có thể là dị ứng gây mẩn đỏ, nặng thì có thể suy hô hấp, hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên, cũng theo ông Lê, trong lĩnh vực sản xuất, lo ngại nhất là sản xuất rượu thủ công. Ở đây, mặc dù quy định pháp luật là người sản xuất rượu thủ công phải cam kết, thế nhưng thực tế thì hầu như chúng ta thấy rằng, các vụ ngộ độc rượu chủ yếu là sử dụng cái sản phẩm rượu thủ công là chính, rất hiếm trường hợp sử dụng sản phẩm của những nhà sản xuất có tên tuổi có uy tín.

Ông Lê nêu nguyên nhân, trong thực tế, lực lượng quản lý thị trường kiểm tra về sản xuất rượu thủ công tại các vùng sâu, vùng xa, chủ yếu người dân tự cung tự, cấp, tức là người ta nấu người ta uống, nhưng đến lúc uống không hết thì lại mang ra bán một ít, hoặc là hàng xóm có nhu cầu xin mua lại một ít. Việc tự sản xuất, tự tiêu dùng như thế dẫn đến việc quản lý chất lượng không được đảm bảo và gây ra ngộ độc. 

Đối với cái khối kinh doanh buôn bán, chúng tôi thấy rằng, chủ yếu các hành vi vi phạm là kinh doanh rượu giả, rượu kém chất lượng.

Rượu giả là có thể là giả từ trong nước, có thể là giả từ nước ngoài, quá trình chúng tôi kiểm tra có những lô hàng chúng tôi phát hiện đã được làm giả sẵn từ nước ngoài, sau đó nhập khẩu bằng nhiều con đường vào Việt Nam, rồi mang giá bán trên thị trường.  Tất nhiên, rượu giả đấy người ta làm đôi khi cũng cố gắng làm sao để cho hậu quả khi uống nó hạn chế thấp nhất, nhưng tất nhiên chất lượng nó không phải như rượu thật.

Thứ hai, là những rượu kém chất lượng, tức là người ta kinh doanh rượu kém chất lượng, đôi khi các hộ kinh doanh nhỏ lẻ tìm cách pha chế thêm, đáng nhẽ là cái rượu đấy một lít là 100.000đ/lít, người ta cố gắng pha thêm ra để bán giá thành thấp hơn, người mua dễ tiếp cận hơn và người bán thì thu được lợi nhiều hơn, dẫn đến chất lượng sản phẩm rượu sẽ không đảm bảo.

Vào những dịp cao điểm, không chỉ là dịp tết, trong năm thì Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm quốc gia cũng đã có thành lập rất nhiều đoàn kiểm tra, đôn đốc. Những tháng cao điểm về an toàn thực phẩm, dịp tết trung thu, tết dương lịch. Tết Nguyên đán chỉ là một trong những dịp cao điểm mà được Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm quốc gia chỉ đạo cho các đơn vị trực thuộc, trong đó có Tổng cục Quản lý thị trường. Ông Lê cho biết thêm.

Thăng Long