Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Mỹ đã áp thuế bổ sung 10-25% đối với hàng hóa trị giá 7,5 tỷ USD nhập khẩu từ EU từ ngày 18/10/2019. Việc áp thuế nhập khẩu của Mỹ liên quan đến tranh chấp kéo dài về trợ cấp cho nhà sản xuất máy bay Airbus của EU.
Ngành thủy sản châu Âu, đặc biệt là người nuôi cá hồi Scotland hy vọng sẽ nhận được sự trợ giúp vì các sản phẩm thủy sản trị giá dưới 5 triệu USD vẫn bị ảnh hưởng bởi thuế quan.
Theo danh sách hàng hóa nằm trong diện áp thuế được công bố ngày 2/10/2019 bởi Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), quốc gia này sẽ áp thuế 10-25% đối với rượu vang Pháp, rượu whisky Scotland, pho mát châu Âu và máy bay Airbus. Tuy nhiên, Mỹ sẽ chỉ áp dụng mức thuế 10-25% đối với các loại động vật giáp xác được bảo quản như vẹm và nghêu razor.
Trong tháng 4/2019, USTR cho biết, hàng hóa trị giá 11 tỷ USD nhập khẩu từ EU sẽ bị áp thuế. Danh sách áp thuế bao gồm các sản phẩm thủy sản như cá hồi tươi Scotland và bạch tuộc Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã xác nhận rằng Mỹ có thể áp thuế đối với hàng hóa trị giá 7,5 tỷ USD. Ngoài ra, hầu hết các sản phẩm thủy sản đã được đưa ra khỏi danh sách của USTR.
Theo ITC, năm 2018, Mỹ là thị trường XK lớn thứ hai đối với sản phẩm cá hồi Đại Tây Dương tươi nguyên con của Vương quốc Anh với giá trị 139 triệu GBP (186 triệu USD) được XK sang nước này.
Các sản phẩm thủy sản bị áp thuế được giao dịch với các mã HS như sau:
- 1605.53.05 vẹm, gồm thịt vẹm/sơ chế.
- 1605.56.05 nghêu, sò gồm thịt nghêu/sơ chế.
- 1605.56.10 nghêu razor trong thùng chứa kín khí/sơ chế hoặc bảo quản, nesoi.
- 1605.56.15 nghêu luộc trong thùng chứa kín khí, hàm lượng không vượt quá 680g tổng trọng lượng.
- 1605.56.20 nghêu sơ chế hoặc bảo quản, ngoại trừ nghêu luộc, trong các thùng chứa kín khí, nesoi.
- 1605.56.30 nghêu sơ chế hoặc bảo quản, ngoại trừ trong thùng chứa kín khí.
- 1605.56.60 sò sơ chế hoặc bảo quản.
- 1605.59.05 nhuyễn thể nesoi gồm thịt/ sơ chế.
- 1605.59.60 nhuyễn thể nesoi sơ chế hoặc bảo quản.
Ngày 18/10, Mỹ đã áp thuế đối với lượng hàng hóa kỷ lục trị giá 7,5 tỷ USD nhập khẩu từ châu Âu.
Trước đó, tại cuộc họp đặc biệt diễn ra ngày 14/10 ở Geneva (Thụy Sỹ), Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO (DSB), gồm đại diện của 164 quốc gia thành viên, đã ra quyết định cuối cùng, theo đó chấp thuận cho Mỹ thực hiện các biện pháp đáp trả EU và các quốc gia sản xuất máy bay Airbus gồm Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha.
Đây được coi là dấu mốc quan trọng trong cuộc tranh cãi pháp lý kéo dài 15 năm qua giữa hai tập đoàn sản xuất máy bay hàng đầu thế giới là Airbus (châu Âu) và Boeing (Mỹ).