Ngày xuân nói chuyện về nội lực

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước”.
tong bi thư

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, tại phiên họp Quốc hội (Ảnh: TTXVN)

Ngày 24/11/2023 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thông qua Nghị quyết 40-NQ/TW về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, trong đó nêu rõ “Khơi dậy mọi tiềm năng, sức sáng tạo của mỗi người Việt Nam góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước”.

Ngày 24/11/2023 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thông qua Nghị quyết 40-NQ/TW về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, trong đó nêu rõ “Khơi dậy mọi tiềm năng, sức sáng tạo của mỗi người Việt Nam góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.

Thành tố “động lực phát triển đất nước” được hiểu bao gồm 2 vế. Một là nguồn năng lực nội sinh trong xã hội; Hai là kết hợp nguồn năng lực nội sinh ấy với hội nhập kinh tế quốc tế để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hai vế trên không tách rời nhau, nhưng xét về tầm quan trọng, năng lực nội sinh có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển đất nước; là yếu tố nền tảng đảm bảo độc lập chủ quyền quốc gia về biên cương lãnh thổ và về kinh tế. Năng lực nội sinh là sức mạnh cứng (trữ lượng tài nguyên, vị trí địa lý, nguồn lao động, tiềm lực về kinh tế, quốc phòng, an ninh…) và sức mạnh mềm (thể chế chính trị, truyền thống lịch sử - văn hóa, sức sáng tạo của con người, hệ giá trị và chính sách của quốc gia).

Để phát huy sức mạnh tổng hợp quốc gia từ các nguồn năng lực nội sinh và ngoại sinh, trong năm 2023 với các nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị quyết của các Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Khóa XIII, Đảng ta yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nắm vững và xử lý tốt các quan hệ lớn: Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế…

Trên cơ sở xử lý linh hoạt các quan hệ lớn nêu trên, đã định hình ra mối quan hệ “kiềng ba chân” giữa Nhà nước, thị trường và xã hội. Trong đó, Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng luật pháp, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các tiêu chuẩn, định mức và lực lượng kinh tế nhà nước.

ngày xuân nói chuyện về nội lực
Năng lực nội sinh của đất nước thể hiện mạnh mẽ hơn bao giờ hết thông qua mối quan hệ “kiềng ba chân”

Thị trường đóng vai trò quyết định trong xác định giá cả hàng hóa, dịch vụ; tạo động lực huy động, phân bổ các nguồn lực; điều tiết sản xuất và lưu thông; điều tiết hoạt động của doanh nghiệp, thanh lọc những doanh nghiệp yếu kém.

Các tổ chức xã hội có vai trò tạo sự liên kết, phối hợp hoạt động, giải quyết những vấn đề phát sinh giữa các thành viên; đại diện và bảo vệ lợi ích của các thành viên trong quan hệ với các chủ thể, đối tác khác; cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các thành viên; phản ánh nguyện vọng, lợi ích của các tầng lớp nhân dân với Nhà nước và tham gia phản biện luật pháp, cơ chế, chính sách của Nhà nước, giám sát các cơ quan và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong việc thực thi pháp luật.

Năng lực nội sinh của đất nước thể hiện mạnh mẽ hơn bao giờ hết thông qua mối quan hệ “kiềng ba chân”. Khi thị trường thế giới bên ngoài biến động, các cơ quan quản lý nhà nước đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp khai thác và phát triển thị trường trong nước với các chương trình hết sức phong phú từ kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, đưa hàng Việt về nông thôn, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới; đào tạo kỹ năng bán hàng… Trong môi trường thuận lợi ấy, các doanh nghiệp đã kết nối với nhau tạo thành chuỗi cung ứng liên tục. Không chỉ chu toàn phục vụ những nhu cầu thiết yếu cho mỗi người dân, thị trường nội địa còn đảm đương trách nhiệm tiêu thụ những mặt hàng xuất khẩu như nông sản, thủy sản, cùng nhiều mặt hàng khác đang gặp khó khăn do dịch bệnh hay biến động địa chính trị.

siêu thị
Các doanh nghiệp đã đề cao trách nhiệm đối với người tiêu dùng

Đồng thời, các doanh nghiệp đã đề cao trách nhiệm đối với người tiêu dùng; chú trọng ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; liên kết sử dụng sản phẩm của nhau để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm, tham gia vào nấc cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tỷ lệ nguyên phụ liệu nội địa của ngành dệt may chiếm 50%, ngành da giày chiếm khoảng 40-50%, trong các các sản phẩm của Samsung chiếm gần 40%...

Từ bài học từ truyền thống lịch sử, Đảng ta đã chủ động điều tiết mối quan hệ “kiềng ba chân” hướng đến khơi dậy mọi tiềm năng, sức sáng tạo của mỗi người Việt Nam, gắn kết sức mạnh nội sinh với sức mạnh ngoại sinh thành sức mạnh tổng hợp, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Tính đến nay ta đã ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Các FTAs này, không chỉ tạo ra nguồn lực ngoại sinh, đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu, mà còn kích thích nguồn lực nội sinh, tạo ra động lực đổi mới từ bên trong.

dệt may
Tỷ lệ nguyên phụ liệu nội địa của ngành dệt may chiếm 50%

 

Nguyễn Văn