- Năm 2014, tình hình thuốc lá lậu diễn biến rất phức tạp với các thủ đoạn buôn bán thuốc lá lậu ngày càng tinh vi. Theo điều tra của Oxford Economics 2014, Việt Nam đã trở thành thị trường tiêu thụ thuốc lá lậu hàng đầu trong số 14 quốc gia Châu Á được khảo sát (bao gồm: Indonesia, Thailand, Cambodia, Taiwan, Laos, Australia, Philippines, Singapore, Viet Nam, Myanmar, Pakistan, Hong Kong, Malaysia, Brunei).
- Các đối tượng buôn lậu đã chia nhỏ khối lượng và giao cho nhiều người khác nhau vận chuyển hoặc tàng trữ dưới mức 1.500 bao để tránh bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Phương thức tinh vi này của đối tượng buôn lậu đã gây nhiều khó khăn cho công tác truy quét, phòng chống buôn lậu của cơ quan chức năng và không có cơ sở để xử lý nghiêm các đối tượng buôn lậu. Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong thời gian qua số vụ buôn lậu thuốc lá bị xử lý hình sự chỉ chiếm dưới 1% tổng số vụ bị bắt giữ.
-
Tôi cho rằng quy định này sẽ tăng cường hiệu quả các chế
tài xử phạt, giúp các cơ quan chức năng có căn cứ xử lý nghiêm, đảm bảo tính
răn đe đối với các đối tượng buôn bán thuốc lá nhập lậu.
Câu 2: Ông đánh giá chung về Nghị định mới này đối với lĩnh vực buôn lậu thuốc lá?
Trả lời:
- Mục đích cao nhất của Nghị định số 124 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/11/2015, nhằm siết chặt các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Trong lĩnh vực thuốc lá, NĐ 124 tăng mức xử phạt hành vi vi phạm về buôn bán vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu lên gấp đôi so với NĐ cũ, cụ thể:
+ Buôn từ 500 bao thuốc lá lậu có thể nhận hình phạt lên đến 15 năm tù giam;
Với mức buôn lậu dưới 500 bao:
+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền thấp nhất từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp buôn bán, vận chuyển dưới 10 bao;
+ Từ 10 bao đến dưới 20 bao, phạt từ 1.000.000 đến 2.000.000đ;
+ Từ 20 bao đến dưới 50 bao phạt từ 2.000.000 đến 5.000.000 đ;
+ Từ 50 bao đến dưới 100 bao: 5.000.000 đến 10.000.000 đ…
+ Mức cao nhất: Phạt từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu vận chuyển và buôn bán nhập lậu số lượng từ 400 đến dưới 500 bao.
+ Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển nguyên liệu thuốc lá nhập lậu trong trường hợp tang vật có số lượng từ 2.000 kg trở lên (quy định cũ là 1.000kg)
- Tôi tin với các mức phạt ngày càng nặng, các đầu nậu cũng phải chùn tay.
- NĐ chính là đòn giáng mạnh vào thị trường buôn bán thuốc lá lậu vốn ngày càng phức tạp và “nhờn thuốc”. NĐ cũng thể hiện quyết tâm cao độ của Chính phủ trong việc mạnh tay đấu tranh chống thuốc lá lậu, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng.
-
Những tháng cuối năm là giai đoạn cao điểm của tệ nạn
buôn lậu
thuốc lá, việc
ra đời NĐ mới đúng
thời điểm, tôi tin đây sẽ là “phanh hãm” góp phần tích cực làm hạ nhiệt
tình trạng buôn bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá không chỉ tuyến biên giới mà
cả trong thị trường nội địa.
Trả lời:
- Từ 30/9/2014, thực hiện Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá, với sự vào cuộc của tất cả các ngành, đặc biệt là của Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính thì tình hình thuốc lá lậu bước đầu có thuyên giảm. Việc vận chuyển thuốc lá qua tuyến biên giới của tỉnh có chiều hướng giảm so với trước từ 20-30%.
- Tại các điểm nóng buôn lậu thuốc lá như An Giang, Đồng Tháp các tỉnh biên giới phía Tây, vẫn còn diễn ra nhưng không phát sinh đường dây, ổ nhóm mang tính chất công khai quy mô lớn, liên địa bàn.
- Năm 2014, số lượng thuốc lá lậu khoảng trên 1 tỷ bao, thì đến nay theo đánh giá ban đầu, con số này giảm còn khoảng trên 700-800 triệu bao.
- Tôi đánh giá rất tích cực về Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 30/9/2014, có thể nói rất kịp thời và mang lại hiệu quả rất cao cho ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Câu 4: Theo thống kê thì năm 2014, thuốc lá lậu đã tăng lên 30-40% so với 2013, lấy đi trên 20% thị phần nội địa; Hàng trăm nghìn lao động mất việc làm, và mỗi năm thất thu ngân sách nhà nước hơn 10.000 tỉ đồng, ông có thể nói rõ hơn sự ảnh hưởng của nó đến ngành thuốc lá trong nước? Trả lời: Do nhiều yếu tố, trong 1 vài năm gần đây, lượng thuốc lá nhập lậu tăng mạnh. Quý I/2014 thuốc lá nhập lậu tăng đột biến với 185 triệu bao, chiếm 21% thị phần. Đặc biệt 5 tháng đầu năm 2014 thuốc lá nhập lậu tăng đột biến (khoảng 30%).- Điều này có thể thấy, buôn lậu thuốc lá đang thu siêu lợi nhuận.
- Thuốc lá lậu trốn thuế, giá thành rẻ và không in các cảnh báo sức khỏe, không cần tham gia trích nộp 1% cho Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá nên đang được người tiêu dùng lựa ngày càng nhiều, bất chấp việc thuốc lá lậu không kiểm soát được chất lượng từ khâu sản xuất, đến khâu vận chuyển, nên sẽ gây tác hại đến sức khoẻ cộng đồng.
- Nhìn vào tình hình thị trường như nêu trên, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra, thuốc lá chính ngạch sản xuất trong nước tuân thủ chặt chẽ các quy định vềvệ sinh an toàn thực phẩm, tuân thủ nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về thuế, đang bị thu hẹp, và sức khỏe cũng như quyền lợi người tiêu dùng đang bị đe dọa, do thuốc lá lậu lấn sân.
- Ảnh hưởng cụ thể:
· Lấy đi trên 20% thị phần, gây thất thu ngân sách hàng năm trên 10.000 tỷ đồng/năm.
· Mất sản lượng nguyên liệu: 18.000 tấn/năm (tương đương diện tích trồng là 10.000 hecta).
· Mất việc làm của nông dân: 5 triệu công lao động không có việc làm/năm.
· Mất việc làm của công nhân: 600.000 công nhân lao động/năm
Chúng tôi hy vọng năm 2015 và các năm tiếp theo, với sự quyết tâm của Chính phủ, các thiệt hại này sẽ giảm xuống đáng kể.
Câu 5: Và để Nghị định của Chính phủ đi vào cuộc sống có hiệu quả thì theo ông, có những giải pháp gì đẩy lùi thuốc lá nhập lậu?Trả lời:
- Nghị định 124/2015/ND-CP có hiệu lực từ 5/1/2016, cũng là thời điểm giáp Tết. Theo quy luật hằng năm thì nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp lễ, Tết tăng rất cao, vào thời điểm này các đối tượng buôn lậu sẽ tăng cường vận chuyển nguồn hàng về để cung cấp cho thị trường.
- Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam đề nghị Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan sớm ban hành Thông tư thực hiện để Nghị định kịp thời phát huy hiệu quả.
- Đồng thời đề nghị Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh có Kế hoạch chỉ đạo các lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn buôn lậu từ biên giới cho đến thị trường nội địa trước, trong và sau Tết Nguyên đán Bính Thân.
- Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân không tham gia, tiếp tay buôn lậu, tích cực tố giác tội phạm và tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhằm để các thương nhân tuân thủ, thực hiện đúng các quy định pháp luật và phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, đặc biệt quy định xử lý hình sự đối với hành vi buôn lậu 500 bao.
- Ngoài hành lang pháp lý nghiêm minh, thắt chặt, chúng ta phải kể đến ý thức hành vi của người tiêu dùng. Các đầu nậu sẽ buôn bán cho ai, nếu người tiêu dùng nói không với thuốc lá lậu kém chất lượng.
- Sự chung tay của người tiêu dùng, các tầng lớp nhân dân với Chính phủ trong cuộc chiến chống hàng lậu chính là yếu tố then chốt để Nghị định phát huy tính hiệu quả khi đi vào cuộc sống./.