Nghị quyết 19/NQ-CP: Cải cách từ bên trong bộ máy hành chính

(Chinhphu.vn) - Những nỗ lực của Chính phủ trong việc cải cách thể chế kinh tế thời gian qua cùng với sự kiên trì thực hiện những giải pháp nhằm tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi tăng trưởng,

Mặc dù giữa kết quả thực hiện và kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp vẫn còn ở phía trước, nhưng đột phá từ bên trong bộ máy hành chính bằng Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện hệ thống pháp luật về kinh doanh còn nhiều bất cập hiện nay.

Thật vậy, thực hiện mục tiêu cải cách thể chế kinh tế - một trong ba đột phá chiến lược được đề ra trong Chiến lược 10 năm phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, ngày 18/3/2014 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong đó xác định:

"Trong giai đoạn 2014-2015 tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước. Phấn đấu đến hết năm 2015 đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6…".

Theo Nghị quyết trên, Chính phủ tập trung vào 8 nhóm vấn đề, với các chỉ tiêu rất cụ thể, yêu cầu cả bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương phải thực hiện, bao gồm những thủ tục liên quan đến giai đoạn doanh nghiệp gia nhập thị trường; quá trình hoạt động của doanh nghiệp như thuế, hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu, tiếp cận tín dụng; thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp và liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu của nhà đầu tư…

Sau 6 tháng thực hiện nhiều nội dung trên đã được các bộ, ngành cụ thể hoá mục tiêu theo lộ trình cải cách các quy định về thủ tục và trách nhiệm của cơ quan thực thi, nhưng tác động thực tế vào cuộc sống còn chậm, trong đó có nguyên nhân vướng những quy định từ các đạo luật.

Ví dụ, vấn đề kinh doanh có điều kiện với hàng trăm quy định liên quan đến nội dung của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các Luật chuyên ngành, nếu không sửa đổi thì khó có thể tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thị trường.  

Do thời gian thực hiện còn ngắn và còn vướng mắc nhiều quy định khác của hệ thống pháp luật, nhưng dù sao thì Nghị quyết 19/NQ-CP đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ cải cách chất lượng công vụ bên trong bộ máy hành chính vận hành từ Trung ương đến địa phương thuộc thẩm quyền của Chính phủ, nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao cạnh tranh quốc gia trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.  

Tuy nhiên, tác động của Nghị quyết 19/NQ-CP chỉ có ý nghĩa xử lý bước đầu tính trì trệ của bộ máy hành chính, nên để giải quyết từ gốc của vấn đề, cần hoàn thiện các đạo luật có liên quan đến yêu cầu bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân theo hiến định (Điều 33 Hiến pháp); cải cách nền hành chính công; tài chính công, chế độ công vụ; xây dựng nền hành chính phục vụ.  

Với Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội khóa XIII còn rất nhiều đạo luật cần được thông qua trong một năm rưỡi tới, liên quan đến cải cách thể chế kinh tế, quan hệ dân sự; mà hiện nay đang đòi hỏi phải có quan điểm hệ thống, tính đồng bộ của pháp luật.

Để thực hiện chức năng "nhà nước kiến tạo", hệ thống pháp luật phải tạo lập môi trường kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng cùng với nền hành chính phục vụ.  

Đây là vấn đề thách thức trong đổi mới tư duy về cải cách thể chế kinh tế. Từ Nghị quyết 19/NQ-CP chúng ta hy vọng đến một bước đột phá trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường Việt nam; mở ra cơ hội phát triển trong giai đoạn mới. 

function PrintPopup() { window.open('/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=210053', '', 'width = 890,height = 480,location= yes, resizable=yes,scrollbars=yes, toolbar=no,location=no,menubar=no'); } function EmailPopup(url) { window.open('/Utilities/Email4Friend.aspx?news_url=' + url, '', 'status=no,toolbar=no,scrollbars=yes,titlebar=no,menubar=no,resizable=yes,width=640,height=480,directories=no,location=no'); return false; } function socialShare(type, title, link) { title = typeof title !== 'undefined' ? title : document.title; link = typeof link !== 'undefined' ? link : window.location.href; var eTitle = encodeURIComponent(title); var eLink = encodeURIComponent(link); switch (type) { case 'fb': window.open('http://www.facebook.com/sharer.php?u=' + eLink + '&t=' + eTitle); break; case 'tw': window.open('http://twitter.com/home?status=' + eTitle + ' ' + eLink); break; case 'zm': window.open('http://link.apps.zing.vn/share?u=' + eLink + '&t=' + eTitle); break; case 'lh': window.open('http://linkhay.com/submit?url=' + eLink + '&title=' + eTitle); break; } return false; } function sns_click(type) { var sns_sharekey; if (type == "facebook") { sns_sharekey = 'http://www.facebook.com/sharer.php?u='; } else if (type == "zingme") { sns_sharekey = 'http://link.apps.zing.vn/share?url='; } else if (type == "googleplus") { sns_sharekey = 'https://plus.google.com/share?url='; } u = location.href; t = document.title; window.open(sns_sharekey + encodeURIComponent(u) + '&t=' + encodeURIComponent(t), 'sharer', 'toolbar=0,status=0,width=626,height=436'); return false; }