Mỗi món ăn ngày Tết dù là miền Bắc hay miền Nam có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
1. Bánh chưng
Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng xuất hiện từ thời vua Hùng dựng nước và giữ nước. Theo sự tích truyền lại, nhân dịp đầu xuân năm mới, vua Hùng muốn truyền lại ngôi vị, nhưng chưa biết phải chọn ai trong các vị hoàng tử tài hoa. Chính vì thế, vua Hùng truyền chỉ, nếu ai dâng lên món quà vừa ý thì sẽ truyền lại ngôi vua.
Đến ngày dâng lễ, các hoàng tử đều dâng đủ các thứ sơn hào hải vị quý hiếm trên đời, duy chỉ có vị hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu dâng lên vua cha bánh chưng – bánh dầy tượng trưng cho đất trời và công ơn sinh thành của cha mẹ.
Kể từ ý nghĩa này, bánh chưng đã trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày tết của người Việt.
3. Xôi gấc
Xôi gấc vừa là món ăn để thờ cúng gia tiên, vừa là món ăn của ngày đầu năm trong nhiều gia đình Việt. Theo quan niệm nhân gian: màu đỏ là màu của hạnh phúc, màu thắm của sắc xuân, là biểu tượng cho sự may mắn, tốt lành. Hơn nữa, màu đỏ của gấc là màu tự nhiên của đất trời mang đến nên sẽ tạo ra sự dung hòa, thuận lợi cho năm mới. Một số người quan niệm rằng rằng, màu đỏ của xôi gấc đó như biểu thị tình cảm gia đình.
Không chỉ là một biểu tượng cho sự may mắn, gấc còn được coi là một bài thuốc quý, có công dụng rất tốt cho sức khoẻ giúp phòng ngừa các bệnh về mắt như đục thuỷ tinh thể, khô mắt, quáng gà,… Ngoài ra, gấc còn có khả năng hỗ trợ cho da của bạn trở nên mịn màng, tươi tắn hơn.
3. Gà luộc
Trong 12 con giáp, gà là biểu tượng cho sự cương trực và mạnh mẽ. Không những vậy, theo sách chiêm tinh, mỗi ngày trong 8 ngày đầu năm mới thuộc về một con giống. Gà thuộc ngày mồng 1 Tết, vậy nên cỗ cúng không thể thiếu món gà luộc được. Người ta coi đêm giao thừa là thời điểm trời đất tối tăm nhất vì Mặt trời ẩn mình rất sâu. Bởi vậy, nhà nhà bảo nhau cúng một con gà trống với hi vọng gà sẽ đánh thức Mặt trời cho đủ đầy ánh nắng cả năm.
Đó chính là cách thể hiện ước mong "mưa thuận gió hoà" của cư dân nông nghiệp. Cứ như vậy, gà trở thành một nét văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng Mặt trời của nghề trồng lúa nước. Bên cạnh đó, người ta tin rằng món gà luộc vàng mềm óng ả sẽ mang đến một khởi đầu thuận lợi, vạn phúc đong đầy.
5. Khổ qua nhồi thịt
Canh khổ qua là món ngon không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người miền Nam, mang ý nghĩa lạc quan “cái khổ sẽ qua” để đón chào một năm mới với những niềm vui và may mắn. Đây là món ăn thanh mát và bổ dưỡng, giải nhiệt cho cơ thể trong những ngày Tết.
5. Thịt kho trứng
Nếu miền Bắc có thịt đông thì miền Nam lại có món thịt kho trứng. Đó là món ăn thân quen, gắn bó với các thành viên trong gia đình từ bé đến lớn, khiến mọi người dễ dàng cảm nhận không khí hòa thuận, sum vầy - dấu hiệu của một năm mới thuận lợi, thành công. Trứng vịt trong món ăn này không xắt ra mà để nguyên cả quả, ngụ ý một năm mới trọn vẹn và đầy đủ cho gia chủ. Có lẽ vị mặn, vị ngọt, vị bùi béo của thịt kho tàu kết hợp với vị chua xen lẫn cay cay của dưa cải muối xối, tạo nên hương vị quyến rũ đến ngất ngây ngày Tết.
6. Dưa hấu
Trong phong tục và quan niệm của người Việt Nam, ngày tết thường chưng dưa hấu trên bàn thờ không chỉ là trang trí tết cho đẹp mà còn có ý nghĩa về cầu tài lộc và sự may mắn thịnh vượng cho gia đình. Màu đỏ của ruột dưa hấu tượng trưng cho tài lộc, may mắn, còn vỏ màu xanh là sự hi vọng ẩn chứa niềm vui từ bên trong.