Tiếp theo Coca- Cola là 4 ông lớn của Mỹ gồm: Microsoft-59,9 tỷ USD, IBM-53,4 tỷ, General Electric-50 tỷ USD, Intel- 35,6 tỷ USD. Trong top 10 thì có tới 8 thương hiệu thuộc về Mỹ, chỉ có hai kẻ “ngoại đạo” là điện thoại di động Nokia của Phần Lan- 26,5 tỷ USD và hãng xe hơi Toyota của Nhật Bản - 24,8 tỷ USD. Trong danh sách 100 thương hiệu mạnh nhất, Mỹ chiếm hơn một nửa. Trong danh sách năm nay, chỉ có 5 thương hiệu của Anh, trong đó xếp vị trí cao nhất là HSBC (ở vị trí thứ 29), trị giá 10,1 tỷ USD. Ngoài HSBC, thì Anh còn các thương hiệu khác là: Hãng tin Reuters (thứ 74), Công ty dầu khí BP (thứ 75) và công ty xăng dầu Shell (thứ 90).
Để lọt vào danh sách này thì các thương hiệu phải có các tiêu chuẩn sau: Giá trị thương hiệu tối thiểu phải có đạt 2,1 tỷ USD. 1/3 doanh số của thương hiệu phải đến từ nước ngoài. Các dữ liệu tiếp thị và tài chính phải được công khai.
Bảng xếp hạng năm nay cho thấy sức mạnh của châu á khi mà giá trị thương hiệu của nhà sản xuất xe hơi Toyota, Nhật tăng 10%, lên 24,8 tỷ USD. Trong khi đó, đối thủ người Mỹ của Toyota, hãng Ford (đã từng xếp thứ 8 năm 2001) chỉ xếp thứ 22, tụt 2 bậc so với năm ngoái.
Trong top 100 năm nay, có xuất hiện một số thương hiệu mới: Công cụ tìm kiếm trên mạng Google, hãng dược phẩm Novartis, chuỗi thời trang Tây Ban Nha Zara, nhà sản xuất xe Huyndai, công ty bán hàng xa xỉ Bulgari và tập đoàn điện tử LG.
Trong các cuộc khảo sát của Interbrand, từ năm 2001 đến nay, vị trí trong top 5 không có nhiều thay đổi - điều đó có nghĩa rằng, để có được một sự: “lật đổ” đối với các “ ông lớn” quả là không dễ dàng.