Theo nhiều chuyên gia, việc Thành phố thực hiện đề án này không chỉ mang lại lợi ích cho người dân,
mà còn giúp nông dân thành phố cũng như các tỉnh lân cận nâng cao ý thức thực hành sản xuất nông
nghiệp sạch, an toàn để hướng tới một nền nông nghiệp xanh.
Lợi ích cho cả cộng đồng
Để được tham gia vào chuỗi thực phẩm an toàn, các cơ sở sản xuất phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí
về an toàn trong nuôi trồng như tiêm phòng, chăm sóc thú y, sử dụng phân bón an toàn, theo dõi công
tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo các thông số định mức kỹ thuật nuôi trồng. Thậm chí để tham gia
vào chuỗi rau quả, các cơ sở cung ứng phải đạt tiêu chuẩn VietGap. Nhờ vậy, khi người dân sử dụng
các sản phẩm trong chuỗi thực phẩm an toàn sức khỏe sẽ được đảm bảo.
Theo ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh,
đến nay đề án chuỗi thực phẩm an toàn đã hình thành được một hệ thống nông sản khép kín được kiểm
soát chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng, tức là mọi sản phẩm, hàng hóa nằm trong chuỗi đều đạt tiêu
chuẩn sạch và an toàn nhờ được kiểm soát từ khâu con giống, thức ăn chăn nuôi, giết mổ, sơ chế đến
chế biến và cả trong quá trình sản xuất và lưu thông từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Sản phẩm
cuối cùng đến tay người tiêu dùng là sản phẩm sạch, an toàn.
Không những thế, khi xảy ra bất cứ sự cố nào đối với người tiêu dùng hay nông sản thì thông qua
việc kiểm tra lại quy trình lưu thông nông sản trong chuỗi sẽ truy xuất được nguyên nhân, như vậy
lợi ích của người tiêu dùng luôn được đảm bảo.
Ông Nguyễn Hoàng (Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất rau an toàn Tân Trung - đơn vị có 30ha trồng
rau an toàn cung cấp cho chuỗi tại huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ việc hình thành
chuỗi thực phẩm an toàn không chỉ đem lại lợi ích về sức khỏe cho người tiêu dùng mà còn có tác
động rất lớn đối với người nông dân. Tham gia vào chuỗi, các đơn vị sản xuất sẽ có nơi tiêu thụ ổn
định và muốn như vậy họ phải thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Người nông dân sẽ hạn chế sử dụng
hóa chất trên đồng ruộng, nhờ đó đất canh tác của chính họ sẽ được bảo vệ, qua đó môi trường thiên
nhiên xung quanh nơi sản xuất của họ cũng sẽ được bảo vệ (ít bị ô nhiễm bởi phân bón hóa học, thuốc
trừ sâu...).
Mô hình chuỗi thực phẩm an toàn càng được mở rộng càng có nhiều cơ sở sản xuất nông sản tham gia và
như vậy lợi ích mang lại cho cộng đồng vô cùng lớn. Và từ vì lợi ích kinh tế người nông dân mới
thực hành sản xuất nông nghiệp tốt thì dần dần trong tương lai ý thức về sản xuất nông nghiệp xanh
sẽ trở nên phổ biến.
Hoàn thiện mô hình "chuỗi thực phẩm an toàn "
Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố, nông sản trong chuỗi thực phẩm an toàn mới đạt từ
10-15% tổng số lượng nông sản thực phẩm cùng loại tiêu thụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và
chỉ khoảng 30% người dân thành phố được tiếp cận các sản phẩm này tại các siêu thị, cửa hàng tiện
ích. Chính vì vậy, để mọi người dân thành phố có thể tiếp cận được nông sản, thực phẩm an toàn, đề
án Chuỗi thực phẩm an toàn của thành phố cần được hoàn thiện hơn nữa cả về số lượng đơn vị cung ứng
và chủng loại nông sản thực phẩm tham gia chuỗi.
Theo các sở, ngành của Thành phố Hồ Chí Minh, hiện tại sản phẩm tham gia Chuỗi thực phẩm an toàn
vẫn còn khiêm tốn về số lượng cũng như chủng loại. Sản phẩm nhiều nhất trong chuỗi vẫn là trứng,
thủy sản, còn lại rau củ quả và các loại thực phẩm khác rất ít. Thực tế, nhiều doanh nghiệp trên
địa bàn thành phố đã nỗ lực hoàn chỉnh quy trình sản xuất để đủ điều kiện tham gia chuỗi thực phẩm
an toàn.
Theo ông Nguyễn Hoàng, số lượng nông sản thực phẩm từ các đơn vị này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
về số lượng cũng như chủng loại nông sản, thực phẩm an toàn của người dân thành phố. Bởi đất canh
tác ở thành phố chỉ phù hợp với một số loại rau, củ như: rau muống, cải xanh, đậu bắp.
Hơn nữa do diện tích đất canh tác cũng hạn chế nên sản lượng cũng ít. Do vậy, thành phố cần mở rộng
liên kết hơn nữa với các cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm ở các tỉnh trọng điểm về nông nghiệp như
Lâm Đồng, Đồng Nai.
Chủng loại trong chuỗi sẽ phong phú đa dạng hơn, số lượng cũng tăng lên bởi đây là những địa phương
có nhiều trang trại nông nghiệp có như vậy mới đáp ứng được như cầu của người tiêu dùng.
Ông Thái Hòa chia sẻ thêm đề án Chuỗi thực phẩm an toàn của thành phố có đạt được mục tiêu đã đề ra
hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quản lý theo chuỗi không có gì mới, trên thế giới nhiều
nước đã làm nhưng đối với các nước đang phát triển rất khó quản lý theo chuỗi.
Nông nghiệp ở Việt Nam vẫn là nông hộ làm nông nghiệp, chỉ nuôi trồng cây, con với số lượng nhỏ nên
khi đưa vào chuỗi sẽ gặp nhiều khó khăn trong quản lý. Chẳng hạn, các cơ quan cần nhiều nhân lực để
đến các hộ kiểm soát từ khâu nuôi trồng đến sơ chế; thời gian để chuỗi hoàn thiện cũng kéo dài
hơn.
Một yếu tố không kém quan trọng là chuỗi thực phẩm phát triển mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào người
tiêu dùng. Do đó, thành phố cũng cần xây dựng ý thức về thực phẩm an toàn cho người dân. Vẫn còn
tồn tại bộ phận người dân dù biết thực phẩm an toàn sẽ tốt hơn cho sức khỏe của họ nhưng vẫn chọn
mua những thực phẩm không đảm bảo nhưng rẻ hơn.
Đến nay Ban quản lý chuỗi đã cấp 50 giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia Chuỗi thực phẩm an toàn
cho 18 cơ sở với tổng sản lượng hơn 33.900 tấn/năm (chưa tính trứng gà).
Hiện đã khảo sát 18 cơ sở đang được hướng dẫn và đã hoàn thiện các điều kiện của chuỗi để tiến tới
thẩm định đưa vào chuỗi với tổng sản lượng dự kiến hơn 45.400 tấn/năm, trong đó, rau quả 560
tấn/năm, thịt trên 38.000 tấn/năm, thủy sản gần 6.900 tấn/năm và trứng gà là 197 triệu quả/năm. Đây
là những nỗ lực phấn đấu để cuối năm 2015 sản phẩm thuộc "Chuỗi thực phẩm an toàn" đạt 20% tổng sản
lượng nông sản thực phẩm cùng loại tiêu thụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh./.
Nỗ lực để người dân tiếp cận “Chuỗi thực phẩm an toàn”
TCCT
Sau hai năm thực hiện đề án Chuỗi thực phẩm an toàn, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn ít người dân được tiếp cận với các loại thực phẩm an toàn, mặc dù các đơn vị cung ứng hàng đã dần ổn địn