Ôtô Nông Dụng: Sản phẩm thay thế xe công nông đầu ngang

Đầu tháng 6 năm 2004, Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (veam) triển khai Dự án lắp đặt dây chuyền sản xuất xe vận tải nhẹ của hãng samsun, kinh phí khoảng 200 tỷ đồng. Cũng trong

Nhà máy ôtô nông dụng Cửu Long (Jiulong Farming Motor Factory) thuộc Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam (VINAMOTOR). Đây là nhà máy sản xuất ôtô 100% vốn trong nước đầu tiên ở Việt Nam. Nhà máy có qui mô lớn, công nghệ sản xuất hiện đại với sản phẩm chính là ô tô nông dụng có tỉ lệ nội địa hoá cao. Sự ra đời của nhà máy là một bước tiến của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đồng thời có ý nghĩa xã hội lớn, giảm thiểu tai nạn giao thông, thúc đẩy quá trình cơ giới hoá, công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam

Việt Nam hiện đang có 119.000 xe công nông đầu ngang và xe tải quá hạn sử dụng là một trong những tác nhân gây ra tai nạn giao thông. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ra Nghị định về việc từng bước và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn việc sử dụng xe công nông đầu ngang và xe tải quá hạn sử dụng ở Việt Nam vào năm 2008. Nhưng trên thực tế, chúng lại đang là những công cụ đắc lực giúp người nông dân trong công việc đồng áng, vận chuyển, tuy đã bộc lộ những nhược điểm về độ an toàn và thẩm mỹ.

Vấn đề bức xúc đặt ra là phải kịp thời có phương tiện thay thế. Rất nhiều tập đoàn lớn nước ngoài đã nghiên cứu thị trường cơ khí nông nghiệp Việt Nam, nhưng đều rút lui trước một thị trường nghèo, khó tính, lại nhỏ lẻ, tự phát như nông thôn Việt Nam. Trước tình hình đó, Bộ Công nghiệp và Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ thị cho 2 Tổng công ty (VEAM và VINAMOTOR) kịp thời nghiên cứu cho ra thị trường một loại sản phảm thay thế công nông đầu ngang và xe tải quá hạn sử dụng, hạn chế tai nạn giao thông, đồng thời không cản trở quá trình cơ giới hoá nông thôn, đưa nông nghiệp Việt Nam đạt đến một trình độ cơ giới hoá cao.

Chủ đầu tư trực tiếp của dự án xây dựng Nhà máy Ôtô Nông dụng Cửu Long là Công ty TMT. Quá trình đầu tư chia làm hai giai đoạn 1: Giai đoạn một có số vốn đầu tư là 100 tỉ đồng hoàn thành vào tháng 4 năm 2004, cơ bản xây dựng cơ sở hạ tầng, vận hành dây chuyền sản xuất lắp ráp đạt công xuất 10.000 xe/năm. Giai đoạn 2 hoàn thành vào năm 2005, tổng vốn đầu tư 200 tỉ đồng, mở rộng dây chuyền đạt công suất 30.000 xe/năm.

Sản phẩm chính của Nhà máy là xe ô tô nông dụng, đặc biệt thích hợp với địa bàn nông thôn miền núi phức tạp và môi trường công việc nặng nhọc. Sản phẩm của Nhà máy được sản xuất trên dây chuyền công nghệ của Hàn Quốc, kiểu dáng hoàn toàn mới do các chuyên gia trong nước thiết kế phù hợp với điều kiện Việt Nam. Giai đoạn đầu, nhà máy cho ra thị trường năm loại sản phẩm: loại xe trọng tải 500kg; 1 tấn; 1,25tấn; 1,5 tấn ; 2 tấn và 4 tấn với giá thành hợp lý từ 65đến 140 triệu đồng/ xe.

Bên cạnh việc sản xuất, Nhà máy Ô tô Nông dụng Cửu Long, đặc biệt coi trọng chính sách hỗ trợ người tiêu dùng, các dịch vụ hậu mãi. Hiện nay, Nhà máy đã trang bị ba xe bảo hành lưu động với đầy đủ trang thiết bị cho ba miền: Bắc, Trung, Nam. Các xe lưu động này sẽ đến tận các đại lý để bảo hành, bảo dưỡng theo định kỳ hoặc bất kỳ xe nào của khách gặp vấn đề cần sửa chữa. Ngoài ra, Nhà máy còn cung cấp rộng rãi phụ tùng thay thế.

Nhà máy Ô tô Nông dụng Cửu Long thu hút 570 công nhân, dự tính đến giai đoạn 2 là 1000 công nhân. Trong quy hoạch tổng thể 10 ha, cùng với khu nhà xưởng 1,5 ha là các khu nhà ăn, khu vui chơi giải trí cho công nhân. Trong kế hoạch đầu tư giai đoạn 2, Nhà máy sẽ có một khu tập thể 9 tầng, phục vụ công nhân. Tất cả nhằm tạo đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh,  đời sống vật chất ổn định để cán bộ công nhân viên yên tâm gắn bó lâu dài với nhà máy. Từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, giúp nhà máy ngày càng phát triển.

Ông Bùi Hữu - Uỷ viên Hội đồng Quản trị, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam khẳng định: Trong một hai năm đầu, Nhà máy chưa nghĩ đến lợi nhuận, mà cố gắng đưa sản phẩm ô tô nông dụng thương hiệu Cửu Long ( Juilong) nhanh chóng trở lên quen thuộc trên thị trường, được người nông dân Việt Nam chấp nhận, thay thế công nông đầu ngang và xe tải quá hạn sử dụng, đưa nền nông nghiệp Việt Nam lên một trình độ mới- Đó là mối quan tâm chính của Nhà máy Ô tô nông dụng Cửu Long trong giai đoạn hiện nay.

  • Tags: