Tuyên Quang là tỉnh miền núi cao ở phía Bắc. Sản xuất nông nghiệp nơi đây có nhiều loại cây song chủ yếu là lúa, cam, bưởi, chè, ngô, rau, đậu. Hơn chục năm gần đây, cùng với việc áp dụng nhiều tiến bộ, khoa học kỹ thuật, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển đã được sử dụng rộng rãi trong thâm canh cây trồng tại Tuyên Quang.
Tăng năng suất cho vùng cam sành Hàm Yên
Với diện tích hơn 7.000ha tập trung ở các xã như: Phù Lưu, Yên Lâm, Thái Sơn, Đức Minh v.v… Khi các mô hình bón phân Văn Điển khép kín thành công thì phân bón Văn Điển đã nhanh chóng được đưa vào sử dụng rộng rãi. Phân bón Văn Điển có đầy đủ các loại dinh dưỡng từ đa lượng N - P - K đến trung lượng vôi, magie, silic, và vi lượng Bo, kẽm, mangan là phù hợp nhất, giúp cây cam no đủ dinh dưỡng, thân lá cân đối, lá dày, ít sâu bệnh, đậu quả cao, chất lượng quả cải thiện rõ rệt.
Ông Hoàng Văn Bình xã Phù Lưu chia sẻ: “Gia đình tôi có 500 gốc cam 12 năm tuổi, chục năm qua hoàn toàn sử dụng phân lân nung chảy và phân đa yếu tố NPK Văn Điển, cây khỏe, thân mỡ, lá dày, ít sâu bệnh, sai quả, ít rụng non, chín đều, bán dễ, được giá, phân bón Văn Điển tốt, phù hợp với đồng đất Phù Lưu.
Còn ở xã Yên Lâm huyện Hàm Yên, chị Lê Thị Cừ, thôn 68 cho biết: “Yên Lâm có gần 500 ha cam sành, trong đó có gần 300 ha đang cho quả, riêng thôn 68 có trên 50 ha, sản xuất cam sành theo VietGAP, hoàn toàn sử dụng phân bón Văn Điển trong quy trình canh tác. Gần chục năm qua, nhờ phân bón Văn Điển, năng suất cây cam năm nào cũng cao, chất lượng ngon, vỏ quả đẹp, ít sâu bệnh, gia đình tôi có 1.000 gốc cam, mấy năm gần đây năng suất đạt 25 - 28 tấn/ha, bà con nông dân nơi đây rất ưa dùng phân bón Văn Điển”.
Nâng giá trị cây chè ở Tuyên Quang
Có trên 8.000 ha, sản lượng trên 71.000 tấn/năm, cùng với những giống chè truyền thống như Shan Tuyết, tỉnh Tuyên Quang đã đưa vào trồng một số giống chè mới như: Kim Tuyến, Phúc Văn Tiên, LDP1… Đồng thời thay đổi cơ cấu phân bón cho cây chè. Đầu năm 2010, bằng những kết quả mô hình bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho chè ở công ty chè Mỹ Lâm, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương đã lan tỏa ra các địa phương trồng chè của tỉnh.
Với giống chè Shan Tuyết là chủ đạo, Tuyên Quang đã thực nghiệm nhiều loại phân đi đến kết luận: Phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển, hiệu quả nhất, các dòng sản phẩm được bà con trồng chè ưa dùng: ĐYT NPK 22.5.11; ĐYT NPK 16.8.8; ĐYT NPK20.5.5 và ĐYT NPK 5.10.3. Phân bón Văn Điển trẻ hóa cho cây chè Shan Tuyết đã trồng 4 0- 50 năm, sản lượng búp tăng từ 1,5 - 2,0 lần so với các loại phân bón khác.
Ông Đinh Ngọc Lành - Công ty Chè Mỹ Lâm chia sẻ: “Từ ngày có phân bón Văn Điển 2012 đến nay, đồi chè gia đình tôi có 6 sào (360m2/sào), năm nào cũng thu hái được 7- 8 lứa. Tính ra năng suất búp tươi được bình quân 20 tấn/ha, búp mập, cây khỏe, lá xanh sáng, ít sâu bệnh, tỷ lệ hao sau sấy thấp chỉ 4,5 - 4,6 kg chè búp tươi được 1 kg chè búp khô, chất lượng tốt, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu”.
Còn ở xã Hồng Thái, huyện Na Hang, là vùng núi cao, bà con dân tộc Dao, Nùng, Tày là chủ yếu, thời gian đầu chưa quen bà con sử dụng phân đơn chưa đúng kỹ thuật, chè xấu, sâu bệnh nhiều, thu nhập thấp. Từ khi sử dụng phân bón Văn Điển giúpchất lượng chè búp cao, năng suất tăng 2,5 lần so vi bón phân đơn và tăng 1,6 lần so với bón phân khác, do vậy Phân bón Văn Điển ngày càng được bà con nơi đây tin dùng.
Ông Nông Văn Thắng – người dân tộc Tày bộc bạch: “Gia đình tôi có 10 sào chè Shan Tuyết đã trồng 55 năm, từ năm 2015 sử dụng phân bón Văn Điển cây chè cho năng suất cao, chất lượng búp tốt dễ bán, thu lời cao, cải thiện được đời sống, dân bản Hồng Thái tin dùng phân đa yếu tố NPK Văn Điển mấy năm nay rồi”.
Cải thiện chất lượng cây lúa Chiêm Hóa
Có trên 20.000ha lúa, song tập trung chủ yếu ở huyện Chiêm Hóa gần 10.000ha, mỗi năm sử dụng trên 10.000 tấn phân vô cơ các loại, nhưng chủ lực là phân bón Văn Điển. Bà Hà Thị Hồng - Chủ tịch Hội phụ nữ huyện cho biết: Từ mô hình trình diễn ô mẫu ở xã Tán Thịnh, Trung Hòa, Ninh Quang, đạt kết quả cao. Vụ chiêm xuân tăng 2 lần, vụ mùa tăng 1,6 lần so với phân đơn lại ít sâu bệnh, lúa cứng cây dày lá chống đổ, gạo ngon mà bà con áp dụng theo. Hiện nay, bà con đã chuyển từ sử dụng phân đơn sang dùng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển trên địa bàn toàn huyện cả 25 xã cho lúa cả 2 vụ chiêm xuân và mùa”.
Chị Nông Thị Liên - Chủ tịch Hội phụ nữ xã Tân Thịnh chia sẻ: “Từ vụ chiêm xuân 2008, thực nghiệm thành công 2 ha lúa bón NPK Văn Điển cho năng suất cao, ít sâu bệnh, gạo ngon bà con trong xã hưởng ứng ngay chỉ sau 4 vụ trên 80% số hộ gia đình đã sử dụng phân bón Văn Điển với số lượng trên 200 tấn phân đa yếu tố NPK 5.10.3 và đa yếu tố NPK 12.5.10 cho cả 2 vụ, chiêm xuân và mùa”.
Còn vùng trọng điểm lúa xã Kim Bình bà Mã Thị Lủa xóm 6 cho biết: “Gia đình tôi canh tác 8 sào (360m2/sào) làm theo sự hướng dẫn của cán bộ phụ nữ xã, vụ đầu bón 2 sào phân Văn Điển thấy tốt bón nhiều so với 6 sào còn lại bón phân khác, lúa bón phân Văn Điển cứng cây, dày lá, nở ngọn, năng suất đạt 220 kg/sào”.
Nhận xét về phân bón Văn Điển với đồng đất huyện Chiêm Hóa, ông Mai Phúc Khứu - Trưởng trạm Khuyến nông huyện cho hay: “Đồng đất Chiêm Hóa rất phù hợp với phân bón Văn Điển, đất Chiêm Hóa chua, bạc màu, nghèo cả các loại dinh dưỡng, phân bón Văn Điển lại đầy đủ các chất bổ sung cho đất, cung cấp cho cây lúa kịp thời, khử chua, ém phèn rất hiệu quả, chỉ sau 5 năm tỷ lệ bà con nông dân sử dụng phân bón Văn Điển đã đạt trên 70%. Phân bón Văn Điển thực sự đã giúp bà con nông dân huyện Chiêm Hóa làm giàu xây dựng nông thôn mới”.