Đất nông nghiệp các tỉnh miền núi khu vực Hà Giang, Tuyên Quang phần lớn được hình thành qua quá trình feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác. Nơi đây có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, cùng với thảm thực vật rừng khá phong phú… nên có thế mạnh phát triển cây lâu năm như cây công nghiệp như chè, mía…, cây ăn quả các loại có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Tuy nhiên, điều kiện thổ nhưỡng ở nơi đây cũng bộc lộ nhiều hạn chế: Độ dốc cao, rửa trôi màu mỡ khi gặp mưa lớn, các loại dưỡng chất như caxi, magie, đạm, lân, kali, vi lượng mất đi rất nhiều, làm chua hóa đất tầng mặt, độ pH bình quân chỉ đạt 4,0 - 4,5 (cây cam sành thích hợp pH 5,5 - 6,5), thậm chí nhiều nơi nếu gặp mưa là đất nổi váng vàng bã trầu, đất lại rất nghèo lân và các chất trung lượng, vi lượng như magie, silic, lưu huỳnh và bo, kẽm, chất mùn gắn kết hạt keo đất cũng rất nghèo kiệt… các yếu tố này tác động mạnh đến sinh trưởng phát triển cây trồng.
Trên thị trường phân bón hiện nay, phân nung chảy Văn Điển là phân bón đa dinh dưỡng, trong đó hàm lượng một số chất dinh dưỡng chính như: P2O5 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… với tổng chất dinh dưỡng dễ tiêu đạt trên 98%…
Sản phẩm này không tan trong nước nên không bị thất thoát do rửa trôi, bay hơi hay bị chất khác giữ bám, chỉ tan trong môi trường acid yếu do rễ cây tiết ra, được cây ăn từ từ trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển. Kết hợp với đạm ure, kali Canada và một số dinh dưỡng vi lượng khác, Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển đã sản xuất ra các sản phẩm phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển theo nhiều công thức khác nhau, phù hợp với từng loại cây trồng trên từng chân đất.
Từ những năm 2003-2005, Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển đã hợp tác với ngành nông nghiệp Hà Giang, Tuyên Quang từng bước chuyển giao phân bón Văn Điển vào sản xuất nông nghiệp. Phân lân nung chảy Văn Điển và một số sản phẩm phân đa yếu tố NPK đã được nông dân Hà Giang, Tuyên Quang chăm bón cho các loại cây trồng, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Cây cam sành được bà con các dân tộc ở Bắc Quang, Hàm Yên trồng vài chục năm nay. Trước đây các nhà vườn hầu hết sử dụng phân đơn, phân có nguồn gốc chua và bón với khối lượng lớn, đồng thời ít và không dùng phân hữu cơ, sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, làm cho đất thoái hóa biến chất, cây cam lá mỏng, vỏ quả sần sùi, rất khó tiêu thụ trên thị trường. Từ khi sử dụng phân bón Văn Điển đã tạo ra đột phá về năng suất, chất lượng giúp làm nên thương hiệu cam sành nổi tiếng.
Hiện nay diện tích cam cho thu hoạch 4.108ha tập trung nhiều ở các xã Tiên Kiều, Việt Hồng, Vĩnh Hảo… Cam sành huyện Hàm Yên Tuyên Quang với diện tích trên 7.000ha được trồng ở 13 xã, thị trấn, trong đó, các xã Yên Lâm, Phù Lưu, Minh Dân, Bạch Xa trồng nhiều cam nhất…
Bà con trồng cam thường sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển và một số dạng phân ĐYT NPK công thức 5:10:3, 6:12:3... nhằm hồi phục cây sau thu quả để tái tạo bộ rễ và cung cấp các dinh dưỡng trung - vi lượng cho cây cam suốt cả chu kỳ.
Sử dụng các loại phân ĐYT NPK công thức 12:5:10. 13:3:13. 12:12:17 nhằm nuôi quả và cung cấp dinh dưỡng giai đoạn trước thu hoạch. Kết quả thấy cam được bón phân Văn Điển bộ lá xanh đậm, lá dày, cây khỏe, những vườn cam trồng mới khép tán nhanh, còn cam kinh doanh thì mặt lá bóng, tuổi thọ của lá cao, ra hoa đậu quả thuận lợi, quả lớn đồng đều, khi chín quả vỏ bóng đẹp, hàm lượng đường trong quả cao và cho năng suất vượt trội.
Nhiều năm qua ở các nông trường chè Việt Lâm (Hà Giang), nông trường tháng Mười, nông tường Sông Lô (Tuyên Quang). phần đông bà con các dân tộc nơi đây không còn vãi đạm lên nương chè như mọi khi mà đã sử dụng phân bón văn Điển cho cây chè. Thường căn cứ vào lượng búp, lá chè lấy đi mà xác định lượng phân bón thích hợp.
Thực tế cho thấy, những nương chè được bón phân Văn Điển cây chè khỏe, năng suất búp cao, đạt loại 1 đến 80%, ít dùng thuốc sâu và chất đất cũng dược bồi bổ tốt hơn..
Diện tích lúa màu tại vùng Tuyên Quang, Hà Giang hầu hết là thung lũng, bậc thang, bạc màu, chua phèn, chân ruộng gần núi thì gião nước, chân ven suối thì sình lầy; khâu nước tưới chưa được chủ động nên sản xuất rất khó khăn. Hiện tượng ‘nghiện” đạm, quen bón phân lân gốc a xit làm đất bị chua nhiều, vùng đất trũng bị rong rêu hại lúa nhiều hơn, đồng dốc bị bạc màu, lúa bị sâu bệnh hại cuối vụ nên năng suất, chất lượng giảm.
Nay bà con nông dân dã biết sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón cho lúa, cho màu như: sản phẩm phân đa yếu tố NPK lúa I (8:8:4) hoặc các dạng phân ĐYT NPK - chuyên bón lót công thức 6:12:3. 10:7:3...các loại sản phẩm phân ĐYTNPK lúa 2 (13:3:10+TE) chuyên bón thúc lúa…
Mô hình trình diễn ô mẫu ở xã Tán Thịnh, Trung Hòa, Ninh Quang huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang đã đạt kết quả cao, năng suất lúa tăng gấp rưỡi so với phân đơn lại ít sâu bệnh, lúa cứng cây dày lá chống đổ, gạo ngon, tỷ lệ gạo cao đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt nhiều chân đất trước đây chỉ cấy 1 vụ lúa, nay đã gieo cấy được 2 vụ lúa ăn chắc .
Chia sẻ với ông Ninh Ngọc Cơ - Chủ đại lý vật tư nông nghiệp Cơ - Hoài trên địa bVn huyện Hàm Yên- Tuyên Quang cho biết: Bà con nông dân nơi đây rất tin dùng phân bón Căn Điển, sử dụng loại phân bón này thâm canh các loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao.