Hà Giang là một trong những tỉnh có diện tích trồng cam sành lớn nhất cả nước, tập trung tại ba huyện: Vị Xuyên, Bắc Quang và Quang Bình nhưng nhiều nhất vẫn là ở huyện Bắc Quang. Tính đến cuối năm 2015, tổng diện tích cam sành của tỉnh đạt 5.709 ha, trong đó huyện Bắc Quang có khoảng gần 2.500ha cam, chất lượng sản phẩm cao, năng suất đạt gần 10 tấn/ha.
Cam sành Hà Giang có một số đặc điểm chính khác với các loại cam sành trồng ở các vùng khác: Quả to và tròn, vỏ sần sùi, màu xanh, ruột cam màu vàng sẫm, có vị ngọt thanh, không chua, mọng nước và có mùi thơm đặc trưng của cam sành, có cùi dày nên có thể để đến 20 ngày vẫn không bị hỏng.
Mặc dù cam sành có giá trị kinh tế cao, nguồn tiêu thụ lớn, song nhiều năm qua cam Sành vẫn chưa được thâm canh đồng đều, bài bản, tuân thủ đúng quy trình nên chưa phát huy được hết tiềm năng, năng suất cũng như giá trị hàng hóa của cam.
Một phần do điều kiện thổ nhưỡng ở nơi đây bộ lộ nhiều hạn chế, nguyên nhân nữa là do việc thâm canh, chăm bón cây trồng của các nhà vườn diễn ra nhiều năm qua: việc sử dụng phân hóa học vượt định mức, bón phân không đủ các thành phần dinh dưỡng đặc biệt cac dinh dưỡng trung- vi lượng; chạy theo năng suất nên khai thác đất kiệt quệ nhưng ít quan tâm đến chất hữu cơ bồi dục đất, nên dần dần độ màu mỡ đất trồng không còn, năng suất, chất lượng cây trồng cũng tụt dốc.
Trên thị trường phân bón hiện nay, phân nung chảy Văn Điển là loại phân bón rất thích hợp cho sản xuất nông sản sạch, đặc biệt cho thâm canh cây cam sành Hà Giang. Phân nung chảy văn Điển, được phối hợp tinh tế 3 loại quặng: Apatít, Secpentyl, sa thạch, với công nghệ nung chảy ở nhiệt độ 1450oC và làm lạnh đột ngột đã cho ra sản phẩm phân bón đa dinh dưỡng.
Trong đó P2O5 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… Giàu chất kiềm và kiềm thổ nên là loại phân bón có tính kiềm tiềm tàng, phân không tan trong nước nên không bị rửa trôi, bay hơi hoặc bị các chất Fe, Al chuyển hóa thành các chất khó tiêu cho cây trồng.
Chỉ khi cây tiết acid hoặc trong môi trường chua thì phân mới tan và phóng thích ra các Ion A++ vừa có tác dụng khử chua vừa bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh PH môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây trồng.
Các chất dinh dưỡng trong phân nung chảy Văn Điển được cây trồng hấp thụ đến trên 98%, không chỉ hiệu quả sử dụng của phân Văn Điển cao hơn các loại phân thông thường khác, mà trong quá trình cây trồng sử dụng phân Văn Điển độ PH trong dung dịch đất tăng dần, đất tơi xốp hơn. Với thành phần dinh dưỡng gồm 16 loại chất dinh dưỡng trong phân đa yếu tố NPK và 10 loại chất trong phân lân nung chảy Văn Điển được bổ sung vào đất trồng, bởi vậy cây cam sành đủ dinh dưỡng, sinh trưởng phát triển khỏe mạnh cho năng suất, chất lượng cao rõ rệt.
Từ đầu năm 2000, nông dân tại xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang là những người đầu tiên thực nghiệm sử dụng phân bón Văn Điển trên cây cam sành.
Ông Nguyễn Ngọc Hồng ở xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang cho biết: "100% gốc cam sành của gia đình bón phân Văn Điển, cây cam thay đổi khác biệt so với bón các loại phân thông thường như lá dày, xanh đậm, mặt lá bóng, sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh, ngay vụ cam đầu năm 2005 cho sản lượng bình quân 32 tấn quả/ ha. Thịt quả vàng sẫm, ngọt đậm, dễ tiêu thụ, năm sau cả 2ha tôi sử dụng 100% phân bón Văn Điển. Suốt hơn chục năm nay, gia đình hoàn toàn yên tâm về thương hiệu phân bón Văn Điển cho cây cam sành, giúp chúng tôi đổi đời". Qua kết quả các mô hình và từ thực tế sản xuất của những hộ làm theo, phân bón Văn Điển từng bước được ứng dụng rộng trong sản xuất.
Những năm gần đây xác định cam sành là cây kinh tế mũi nhọn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống và làm giàu cho đồng bào dân tộc thiểu số; bà con nông dân áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật nhất là sản xuất theo phương pháp Việt GAP trong đó sử dụng phân Văn Điển. Phân Văn Điển đã góp phần cho những vùng cam hồi sinh, đất đã dần màu mỡ trở lại, sâu bệnh giảm hẳn và đã cho những vụ cam trái ngọt.
Theo định hướng của Tỉnh giai đoạn 2020-2025, Hà Giang sẽ tập trung vào 3 vấn đề chính, trong đó đẩy mạnh “tăng trưởng xanh”, tức là sản phẩm nông nghiệp Hà Giang phải là sản phẩm sạch, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, phải định hướng cho người dân hướng tới sản xuất hàng hóa, làm ra sản phẩm sạch cho chính mình và liên kết để mở rộng thị trường tiêu thụ.
So sánh với các loại phân khác trên thị trường thì phân bón Văn Điển rất thích hợp cho sản xuất cam sạch. Lân Văn Điển là loại phân đa chất vì ngoài dinh dưỡng chính là lân còn có đầy đủ các chất trung, vi lượng; giúp cây trồng tăng năng suất, chất lượng, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất thuận; ngoài ra còn có tác dụng khử chua và trung hòa các chất độc hại, cải tạo nâng cao độ phì của đất giúp cho sản xuất cam hiệu quả bền vững.
Các loại phân đa yếu tố Văn Điển chuyên dụng bón cho các loại cây trồng trong đó có phân chuyên dụng bón cho cam khác với một số loại NPK thông thường là ngoài đạm, lân, kali còn các các chất trung, vi lượng giúp cho cây cam sành bộ lá bền, mặt lá bóng, tuổi thọ của lá cao, thân cành nhẵn, ít sâu bệnh.
Từ thực tiễn sản xuất cho thấy cây cam sành được cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng đa lượng và các các dinh dưỡng trung, vi lượng thiết yếu đã giúp cho cây sinh trưởng phát triển khỏe, cân đối về bộ rễ, thân lá; vừa giảm sâu bệnh hại, cây ra nhiều hoa, tỷ lệ đậu quả cao, quả lớn nhanh, chín tập trung vỏ quả vàng đẹp, ruột vàng sẫm, ngọt đậm dễ tiêu thụ, tăng năng suất, chất lượng và giá trị nông sản, bồi dục và cải tạo đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, nhất là nông dân các tỉnh miền núi Hà Giang.
Sử dụng phân bón ĐYT NPK Văn Điển thực sự là một hướng đi mới trong canh tác nông nghiệp bền vững.
Ở Bắc Quang, Chủ nhiệm HTX Hoa Sơn - đại lý cung ứng phân Văn Điển trên địa bàn cho biết: Do hiệu quả tốt của phân bón Văn Điển, đáp ứng nhu cầu của bà con trồng cam trong huyện, mỗi năm HTX Hoa Sơn cung ứng trên 2.000 tấn phân lân và đa yếu tố NPK Văn Điển cho người trồng cam.
Hàng năm bà con sử dụng lân nung chảy Văn Điển và loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển bón lót cùng phân hữu cơ hoai mục vào sau thu quả chừng 20 ngày, sau đó bón đợt đón hoa bằng phân ĐYT NPK 12.5.10, phân đa yếu tố NPK 12.7.20 bón nuôi quả cho quả lớn và bón trước khi thu quả 40 - 50 ngày là kết thúc.
Phân bón Văn Điển cùng với việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt vào sản xuất cam sành đã tạo ra những vườn cam trĩu quả, đảm bảo tiêu chí chất lượng, an toàn thực phẩm đồng thời, thay đổi thói quen sản xuất của nông dân các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang, hướng người sản xuất về nền sản xuất nông nghiệp sạch, phát triển bền vững…