Đó là nhận định của ông Vũ Quốc Trí - Chánh văn phòng Tổng cục Du lịch Việt Nam bên lề Hội thảo “Ứng dụng giải pháp công nghệ số cho du lịch thông minh tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng MobiFone tổ chức ngày 29/8/2018 tại Hà Nội.
Theo ông Vũ Quốc Trí, Việt Nam chỉ có thể đạt được mục tiêu đứng đầu về du lịch trong khu vực Đông Nam Á khi ngành công nghiệp không khói biết cách khai thác những lợi thế từ việc ứng dụng công nghệ số. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, ngành du lịch cũng còn nhiều thách thức trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 cả về nguồn nhân lực và cơ chế chính sách khuyến khích sự phát triển của các ứng dụng công nghệ trong ngành du lịch.
Để đạt được mục tiêu đứng đầu khu vực Đông Nam Á, ngành công nghiệp không khói của Việt Nam cần biết cách khai thác những lợi thế từ việc ứng dụng công nghệ số - ông Vũ Quốc Trí chia sẻĐồng quan điểm trên, ông Nguyễn Công Vinh, Tổng thư ký VCCI chia sẻ rằng, sự kiện này là một trong chuỗi nhiều chương trình mà VCCI đã và đang tổ chức nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng công nghệ thông tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp ngành du lịch tiếp cận với những thông tin mới nhất từ các cơ quan uy tín về lĩnh vực của mình.
Từ đó, doanh nghiệp có thể tìm hiểu, ứng dụng công nghệ thông tin giúp tối ưu hóa hoạt động của mình, nâng cao hiệu suất làm việc từ đó gia tăng doanh thu, lợi nhuận. Ông Nguyễn Quang Vinh nhấn mạnh, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cần phải ứng dụng phát triển du lịch thông minh, phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong năm 2017, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thông qua việc tham khảo thông tin điểm đến trên Internet chiếm 71%. Ngoài ra, lượng du khách quốc tế đặt và mua dịch vụ trên mạng cho chuyến đi đến Việt Nam chiếm 64%.
Trong khi đó, hiện nay 100% các doanh nghiệp du lịch Việt Nam sử dụng website giới thiệu quảng bá sản phẩm, song chỉ có trên 50% số doanh nghiệp trong nước áp dụng thành công việc bán hàng, thanh toán online.
Bên cạnh đó, Việt Nam hiện chỉ có khoảng 10 sàn giao dịch điện tử về du lịch, chiếm khoảng 20% các sàn giao dịch dịch vụ, còn lại toàn bộ đều là sàn giao dịch điện tử nước ngoài.
“Do vậy, để tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0, ngành du lịch cần nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên các chương trình chiến lược phù hợp và trên cơ sở đó ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả, tạo môi trường hệ sinh thái du lịch thông minh”, ông Vinh nhấn mạnh.
Tại hội thảo, đại diện MobiFone cũng sẽ chia sẻ những dịch vụ viễn thông và giải pháp công nghệ mới, phù hợp với các doanh nghiệp trong việc giải quyết bài toán tiếp cận với cách mạng công nghiệp 4.0 của ngành du lịch. Đáng chú ý là giải pháp Giám sát hành trình nhân viên - mTracker và giải pháp Tổng đài chăm sóc khách hàng và bán hàng Cloud Contact Center - 3C.
MobiFone mTracker là ứng dụng di động trên nền tảng Cloud giúp doanh nghiệp định vị vị trí hiện tại, giám sát lộ trình hoạt động của nhân viên và quản lý điểm trên tuyến. Với công nghệ GPS và LBS mới nhất hiện nay, MobiFone mTracker còn giúp người quản lý thu được dữ liệu giám sát nhân viên theo từng thời điểm đã lên kế hoạch trước.
Đặc biệt, ưu điểm của mTracker chính là doanh nghiệp không cần tốn chi phí đầu tư ban đầu mà có thể sử dụng ngay thiết bị di động của nhân viên. Ứng dụng giúp định vị chính xác bằng hai công nghệ kết hợp: GPS và LBS. Nhờ vậy, không cần có GPS và 3G/ 4G/ Wifi/ Internet, người quản lý vẫn có thể xác định vị trí, hành trình của nhân viên.
Còn Tổng đài chăm sóc khách hàng và bán hàng Cloud Contact Center - 3C chính là giải pháp có khả năng biến điện thoại di động trở thành tổng đài chăm sóc khách hàng mà không phụ thuộc mạng Wifi/3G/4G, hoạt động tốt trong môi trường sóng di động thông thường. Giải pháp hotline di động này của MobiFone giúp tăng tỉ lệ bắt máy của khách hàng, tỉ lệ gọi lại tới 95%, giảm hơn 40% chi phí so với tổng đài truyền thống.