Báo cáo tại Hội nghị, Chi Cục Quản lý thị trường Hậu Giang (đơn vị tổ chức) cho rằng, trong 6 tháng đầu năm 2018, tình hình thị trường hàng hóa tương đối ổn định, không có hiện tượng găm hàng, khan hiếm hàng hóa, tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường; hàng hóa bày bán tại các cơ sở kinh doanh, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối phong phú về chủng loại, đa dạng mẫu mã với mạng lưới phân phối rộng khắp từ thành thị tới nông thôn, đáp ứng kịp thời giữa sản xuất và tiêu dung của người dân, chủ yếu các mặt hàng sản xuất trong nước, cùng với đó là hoạt động xúc tiến thương mại để kích cầu tiêu dùng như khuyến mại, giảm giá, tổ chức phiên chợ hàng Việt Nam chất lượng cao.
Hàng hóa tại chợ Vị Thanh - Hậu Giang ổn định6 tháng đầu năm 2018, Chi cục Quản lý Thị trường 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã kiểm tra 15. 840 vụ (giảm 30% so với cùng kỳ năm 2017), phát hiện vi phạm 9.180 vụ việc (giảm 19% so với cùng kỳ 2017), xử lý 9.016 vụ, thu phạt tổng số tiền trên 100 tỷ đồng…
Tuy nhiên, tình hình vận chuyển, tàng trữ, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu vẫn diễn biến phức tạp, các hoạt động tinh vi, thay đổi thủ đoạn, tuyến đường, địa bàn. Hàng hóa được phát hiện chủ yếu là các mặt hàng thuốc lá điếu, đường cát, thuốc tân dược, quần áo, dày dép, đồ gia dụng, mỹ phẩm….
Các tuyến đường nhập lậu chính như tuyến biên giới Bến Cầu, huyện Trảng Bàng (Tây Ninh); tuyến biên giới Đức Huệ, Đức Hòa (Long An); tuyến giáp ranh tỉnh Tây Ninh, Long An rồi đưa về Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu… Ở miền Tây hàng hóa từ biên giới từ An Giang, Kiên Gian qua tuyến đường thủy đưa về Cần Thơ, các tỉnh miền Tây, thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Đặng Hoàng An đánh giá cao sự hợp tác của 19 đơn vị trong 6 tháng qua, liên quan đến cơ chế phối hợp, thời gian tới công tác phối hợp cần nhịp nhàng, cụ thể, với sự hỗ trợ biện pháp trang bị công nghệ trong điều hành xử lý công việc.
Thứ trưởng Đặng Hoàng An phát biểu tại hội nghịCụ thể, theo Thứ trưởng An, địa bàn khác nhau có những mặt hàng khác nhau, do đó chi cục quản lý thị trường chủ động đăng ký với lãnh đạo, BCĐ 389 địa phương, ngành Công Thương lên kế hoạch tập trung. Đối với những đường dây có nhiều chân rết, những vụ lớn phải phối hợp liên tỉnh, báo cáo cấp cao hơn để công tác xử lý mang lại hiệu quả.
Bên cạnh đó, công tác xử lý trách nhiệm người đứng đầu, giao trách nhiệm cụ thể, tâm huyết, đạo đức công vụ, dám chịu trách nhiệm để đương đầu với công tác chống buôn lậu cũng được thứ trưởng đặt ra với lực lượng quản lý thị trường các tỉnh; Cung cấp thông tin, lập báo cáo, tra cứu giữ liệu, hệ thống công nghệ thông tin cho các chi cục quản lý thị trường, các đơn vị chức năng thuộc lực lượng.
Cuối cùng, Thứ trưởng yêu cầu, trên cơ sở phối hợp liên ngành, ủng hộ của cấp ủy chính quyền địa phương, các chi cục quản lý thị trường vẫn phải duy trì chặt chẽ trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Cũng tại Hội nghị, ghi nhận nhiều ý kiến của đại diện các Chi cục quản lý thị trường trong vùng. Ông Trần Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường cho rằng, việc thảo luận nên mạnh dạn thẳng thắn nhìn nhận tình hình địa phương, những vấn đề khó khăn, những việc đã làm được để khắc phục, từng bước chính quy hiện đại trong công tác chuyên môn. Những địa bàn nổi cộm tổ công tác sẽ về trực tiếp cùng với truyền thông đi thẳng vào vấn đề, trách nhiệm.
Ông Trần Hùng - Phó Cục trưởng Cục quản lý thị trường - Bộ Công Thương phát biểuTrước đó, đoàn Công tác Bộ Công Thương do thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đã đã tới thắp hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Kim Danh, cán bộ quản lý thị trường Long An đã hy sinh khi làm nhiệm vụ.