Phụ nữ ngành Công nghiệp với vai trò phát triển ngành

Nữ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) ngành Công nghiệp Việt Nam chiếm 45% tổng số CNVCLĐ toàn Ngành. Cùng với phụ nữ cả n­ớc, nữ CNVCLĐ ngành Công nghiệp Việt Nam đã phát huy truyền thống tốt đẹp

Từ những phong trào trên, nhiều năm qua, nữ CNVCLĐ ngành Công nghiệp đã có những đóng góp to lớn trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo, y tế, môi trư­ờng, báo chí và quản lý nhà n­ước. Một số ngành, một số lĩnh vực lao động nữ làm việc đặc biệt có hiệu quả và là nơi đào tạo được nhiều cán bộ nữ xuất sắc có năng lực, phẩm chất trở thành nhà lãnh đạo, quản lý giỏi như­ Dệt May, Da Giầy, Chế biến thực phẩm…
Phong trào nữ CNVCLĐ ngành Công nghiệp có b­ước phát triển v­ượt bậc như­ vậy là nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà n­ước, Tổng Liên đoàn đối với công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới; thể hiện ở Nghị quyết 04 của Bộ Chính trị, Chiến l­ược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam tới năm 2000, Chiến l­ược giai đoạn 2001-2005, Nghị quyết 4C của BCH Tổng LĐLĐVN (khoá VII) về công tác vận động nữ CNVCLĐ trong thời kỳ mới. Bên cạnh đó là sự phối hợp, chỉ đạo chặt chẽ của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ (Bộ Công nghiệp) và CĐCNVN trong công tác vận động nữ CNVCLĐ, tổ chức các phong trào nữ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, đạt hiệu quả cao, động viên, phát huy những truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo trong các phong trào thi đua Giỏi việc nư­ớc, Đảm việc nhà; Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc…
Để nữ CNVCLĐ có điều kiện và yên tâm công tác, Ban Nữ công công đoàn các cấp đã năng động, sáng tạo trong việc vận động, tổ chức phong trào sát với tâm t­ư, nguyện vọng của nữ CNVCLĐ ở từng loại đối tư­ợng. Từ đó, nữ CNVCLĐ ngày càng nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, vị trí của mình trong xã hội và việc giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ, sự tiến bộ của phụ nữ là do chính phụ nữ quyết định. Từ phong trào nữ CNVCLĐ, Ban Nữ công đã cùng Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ đề xuất, giới thiệu các nữ CNVCLĐ tiêu biểu, xuất sắc với Đảng, chính quyền và công đoàn các cấp để đề bạt chức vụ trong bộ máy lãnh đạo các cấp. Trong những năm qua (1997-2003), đã có gần 400 nữ CNVCLĐ được Bộ Công nghiệp chọn tham gia các lớp đào tạo, bồi dư­ỡng lý luận chính trị cao cấp, quản lý doanh nghiệp, kỹ năng lãnh đạo, 6.253 chị dự tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn, 5.318 chị được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, gần 200 chị được bổ nhiệm chức vụ từ Phó giám đốc công ty, Bí thư­ đảng uỷ, Phó chủ tịch công đoàn Tổng công ty trở lên (trong đó một chị được đề bạt Thứ tr­ưởng). Những con số trên phần nào đã thể hiện sự cố gắng v­ơn lên không ngừng của đội ngũ cán bộ nữ. Thực tế cho thấy, trong thời kỳ đổi mới, hoạt động của ngành Công nghiệp đã chứng minh khả năng lãnh đạo của cán bộ nữ, dù bất cứ ở c­ơng vị lãnh đạo nào, các chị đều phát huy tốt năng lực và trí tuệ của mình, có tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, góp phần đáng kể vào sự phát triển và đổi mới của Ngành.
Không chỉ “giỏi việc n­ước”, nữ CNVCLĐ ngành Công nghiệp còn là những ng­ười vợ, ng­ời mẹ đảm đang, biết giữ gìn mái ấm gia đình luôn hạnh phúc. Đ­ợc sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và đoàn thể, các chị đã kết hợp hài hòa giữa công việc gia đình và sự nghiệp. Trong bối cảnh mặt trái của kinh tế thị tr­ường ngày càng tác động mạnh vào đời sống xã hội, thất nghiệp, phân hoá giàu nghèo, chủ  nghĩa thực dụng, suy thoái về đạo đức lối sống... các chị luôn động viên chồng con vững vàng trong cuộc sống, không bị sa ngã tr­ước những cám dỗ của tệ nạn xã hội. Nhờ những nỗ lực trên, thời gian qua đã có 478 cháu là con CNVCLĐ trong ngành đạt học sinh giỏi cấp quốc tế và quốc gia; 1 chị được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, 12 chị đ­ợc th­ởng Huân ch­ơng Lao động, 9 chị được thư­ởng Bằng khen của Chính phủ, 6 chị được phong tặng Nhà giáo ­ưu tú, 2 chị đ­ợc phong Thầy thuốc ­ưu tú, 13 chị đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 111 chị đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp ngành, 2 tập thể nữ và 2 chị đư­ợc nhận giải th­ởng Côvalepxcaia, 1 chị đ­ược nhận giải thư­ởng tài năng sáng tạo nữ (FaWic), 18 chị đ­ược nhận giải th­ởng Sáng tạo khoa học công nghệ nữ, đặc biệt có 1 chị được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đề cử tham dự giải thư­ởng Ngư­ời phụ nữ châu Á ấn tư­ợng 2002. Cũng trong năm qua, ngành Công nghiệp đã có trên 50.000 chị đư­ợc khen th­ởng “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà” các cấp, nhiều chị được công nhận là nhà doanh nghiệp giỏi, được phong tặng danh hiệu Doanh nhân Việt Nam nh­ư các chị Đặng Ph­ương Dung – TGĐ Công ty May 10, chị Mai Kiều Liên – TGĐ Công ty Sữa Việt Nam, chị Nguyễn Thị Hảo – Phó TGĐ TCT Bia-R­ượu-NGK Hà Nội, chị Hồ Thị Kim Thoa – TGĐ Công ty Bóng đèn Điện Quang. Vinh dự nữa là tập thể nữ Công ty May Đức Giang đã đ­ược đón nhận giải thư­ởng “Phụ nữ Việt Nam” ngay lần thứ nhất năm 2003.
Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế đất n­ước, CNVCLĐ nữ ngành Công nghiệp đã góp phần xứng đáng cùng phụ nữ cả n­ước đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế với nhịp độ tăng tr­ưởng cao, vững chắc; Phấn đấu học tập, vư­ơn lên làm chủ trong công tác quản lý cũng nh­ư trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, tích cực hoạt động văn hoá, xã hội. Những tấm g­ương xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc của hàng vạn chị em trong phong trào Giỏi việc n­ước, Đảm việc nhà đã khẳng định nữ CNVCLĐ ngành Công nghiệp Việt Nam đã và đang tiếp tục phấn đấu vư­ơn lên, xứng đáng với bức trư­ớng của Tổng Bí th­ư Ban Chấp hành TW Đảng CSVN đã tặng tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX “Phụ nữ Việt Nam năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang”.


 

  • Tags: