Tại chương trình, PSI đã chia sẻ đánh giá về ngành năng lượng và cơ hội đầu tư vào cổ phiếu POW, thông qua hoạt động này PV Power cũng nắm bắt và hiểu rõ hơn suy nghĩ, quan tâm của các nhà đầu tư trên thị trường đến PV Power.
Đồng thời, tại buổi làm việc, Bà Nguyễn Thị Ngọc Bích- Phó Tổng Giám Đốc PV Power cũng đã có những trao đổi về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong những tháng đầu năm 2020: tình hình hoạt động các nhà máy, sản lượng điện, doanh thu, lợi nhuận.
Trong những tháng đầu năm 2020, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) tuy phải đối mặt với những yếu tố không thuận lợi như dịch Covid 19, điều kiện thời tiết, nguyên liệu đầu vào, nhưng doanh nghiệp vẫn nỗ lực để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
Tình hình hoạt động các Nhà máy Quý I 2020
Về sản lượng điện, tổng sản lượng điện Quý 1 đạt 5.329,71 triệu kwh, hoàn thành 99% kế hoạch sản lượng Quý, đây có thể xem là nỗ lực vượt bậc của Tổng công ty khi một số các nhà máy chưa hoàn thành được kế hoạch được giao, đặc biệt tại 2 nhà máy Thuỷ điện là Hủa Na và Đăkđrinh).
Do đang là mùa khô nên lưu lượng nước về hồ ở mức thấp, khiến hai nhà máy thủy điện Hủa Na và Đakđrinh mới hoàn thành trung bình 50% sản lượng, tổng doanh thu hai nhà máy đạt 106.26 tỷ đồng. NMĐ Nhơn trạch 1 trong 2 tháng đầu năm được huy động 29/60 ngày, nhà máy được, còn trong tháng 3 thì do mới được A0 huy động vận hành từ ngày 11 nên sản lượng phát điện thấp chỉ đạt 339,83 triệu kWh.
Mặt khác do một số tổ máy trong cụm nhà máy điện khí Đông Nam bộ (dùng chung nguồn khí) dừng sửa chữa trong tháng 02 nên khoảng thời gian này nhà máy chỉ được huy động 02 tổ máy
Các nhà máy có hoạt động vượt trội trong Quý 1/2020 để đảm bảo sản lượng điện chung có thể kể đến NMĐ Cà Mau 1&2, Nhơn Trạch 2 và Vũng Áng. Nhờ vào nguồn cung ứng than đầu vào được cải thiện, kết thúc quý I, NMĐ Vũng Áng 1 vận hành theo huy động của A0 với mức độ khả dụng cao, đạt sản lượng 1.849,64 triệu kWh (hoàn thành 121% kế hoạch được giao), đã bù đắp phần thiếu hụt từ các nhà máy điện khí và thủy điện.
Theo sau đó là Nhà máy Điện Cà Mau 1&2 với sản lượng đạt 1.802,61 triệu kwh, do đang trong giai đoạn cao điểm mùa khô và nhu cầu phụ tải tăng cao, NMĐ Cà Mau 1&2 thường xuyên được EVN/A0 huy động vận hành tối đa các tổ máy, hoàn thành 105% kế hoạch được giao.
Về doanh thu, dịch Covid lan rộng khiến giá dầu giảm kéo theo giá khí, đã tác động đến giá bán điện của các NMĐ. Do giá thị trường toàn phần giảm, thấp hơn so với kế hoạch bán đầu khiến sản lượng điện khí hai nhà máy Cà Mau và Nhơn Trạch tuy vượt kế hoạch nhưng doanh thu mới chỉ đạt 97%. Đồng thời do việc giãn cách xã hỗi khiến trong giao đoạn đầu năm Tổng công ty chưa phát sinh nhiều các hợp đồng dịch vụ, tác động không nhỏ đến doanh thu toàn công ty.
Lũy kế 3 tháng đầu năm 2020, tổng doanh thu toàn PVPower ghi nhận đạt 7.975 tỷ đồng, giảm nhẹ 5% so với cùng kỳ, nhưng vẫn xấp xỉ mức trung bình Quý từ 2017. Biên lợi nhuận gộp quý I/2020 của POW vẫn duy trì ở mức cao đạt 12,8%, xấp xỉ mức trung bình của công ty các năm trước (13%-15%)
Kết quả kinh doanh PVPower Q1/2017-Q1/2020
Để ứng phó với những khó khăn chung của thị trường, bên cạnh việc duy trì vận hành ổn định các nhà máy điện khí, than PV Power đã nỗ lực tiết giảm chi phí. Chi phí quản lý doanh nghiệp ghi nhận mức giảm 34.62% so với cùng kỳ, ở mức 76.5 tỷ đồng, mức thấp nhất từ Quý 1/2017. Chi phí tài chính tăng 88 tỷ chủ yếu do chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện 136 tỷ đông cuối kỳ tại thời điểm Quý 1/2020.
Tỷ giá USD/VND có sự biến động mạnh vào cuối Qúy 1/2020 do nhu cầu thanh khoản đồng USD trên thị trường quốc tế, đến thời điểm hiện tại tỷ giá đang hạ nhiệt nên trong các quý tới PVPower sẽ được hoàn nhập dự phòng chênh lệch tỷ giá
Thống kê chi phí
Vượt qua Quý 1/2020 đầy khó khăn, trong thời gian tới sẽ có một số dấu hiệu tích cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh điện của POW:
(i) nhu cầu tiêu thụ hồi phục khi các nền kinh tế lần lượt khôi phục sản xuất sau thời gian giãn cách xã hội);
(ii) bắt đầu qua giai đoạn khô hạn, chuẩn bị bước vào mùa mưa, nên lưu lượng nước về các nhà máy thuỷ điện sẽ được đảm bảo hơn, theo thống kế 2018-2019, sản lượng điện từ quý 2 của các nhà máy Thủy điện đều được cải thiện.
(iii) Rủi ro thiếu hụt nguồn khí có thể giảm kể từ cuối 2020 Dự án mỏ khí mới Sao Vàng – Đại Nguyệt hiện đang đi đúng tiến độ dự kiến bắt đầu hoạt động tại thời điểm tháng 10/2020. Yếu tố nữa đảm bảo cho sự tăng trưởng của PVPower là nhu cầu tiêu thụ điện tiếp tục tăng: dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, tổng nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam quý I.2020 tăng 6,47% so cùng kỳ năm trước (theo EVN). Fitch Solutions mới đây đưa ra dự báo nhu cầu điện của Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép 6,8%/năm trong vòng 5 năm tới, với lực hỗ trợ của xu hướng đô thị hoá và công nghiệp hoá.
Giao dịch cổ phiếu POW Quý I/2020
Trong Quý 1.2020, do tác động dịch Covid đến nền kinh tế, chỉ chỉ số VN-Index có thời điểm giảm 31,3%, đóng cửa ở mức thấp nhất 659.21. Nằm trong xu thế chung của thị trường, cổ phiếu POW cũng có sự biến động khi giảm 10.48% so với đầu năm 2020, chủ yếu là do khối nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng theo xu hướng chung toàn thị trường, đồng thời các Quỹ đầu tư chỉ số như MSCI, FTSE Vietnam, VanEck Vietnam đang nắm giữ POW cơ cấu lại danh mục đầu tư.
Thời điểm hiện tại các nhà đầu tư đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư khi thị trường bước vào giai đoạn hồi phục, trong đó nhóm các doanh nghiệp dầu khí nhận được nhiều sự quan tâm tại thời điểm hiện tại.
Theo đánh giá của các tổ chức tài chính, với vị thế là đơn vị sản xuất điện lớn 2 tại Việt Nam. PV Power vẫn được đánh giá là doanh nghiệp tiềm năng trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng, và nguồn nhiên liệu để sản xuất điện như khí, than của doanh nghiệp đang dần được đảm bảo.
Việc vận hành nhiều nhà máy với nguồn nguyên liệu đa dạng, cho phép PV Power cân đối được nguồn phát điện, đảm bảo nguồn an ninh năng lượng. Với 2 dự án Nhơn trạch 3&4 được chấp thuận đầu tư, dự kiến đến cuối năm 2022, tổng công suất của POW sẽ tăng lên mức 5.708 MW, cung cấp khoảng 10% nhu cầu điện toàn thị trường.