Dự án này là một phần của lĩnh vực nghiên cứu rộng để bổ sung chức năng cho vật liệu dệt. Theo Tiến sỹ Steve Beeby – lãnh đạo nhóm – nguồn tạo điện này có thể dùng làm nguồn cung cấp điện cho chức năng điện tử cũng đã được tích hợp vào vật liệu dệt hoặc quần áo; hoặc nói một cách khác, nó có thể được dùng làm máy phát điện cục bộ và lưu trữ và sau đó có thể cấp điện hoặc xạc điện cho điện thoại di động.
Nhóm nghiên cứu sẽ thử một loạt các polyme có các tính chất điện áp cho các màng phim vật liệu, hoặc từ bản thân polyme hoặc từ bột gốm trong polyme, tạo ra điện khi tác động ứng suất cơ học vào. Theo trưởng nhóm – Tiến sỹ Beeby - vật liệu nhiệt điện sẽ được làm từ hai chất bán dẫn ghép lại với nhau (loại p- và loại n-), tạo ra một điện áp bởi một quá trình được gọi là hiệu ứng Seebeck khi chúng có nhiệt độ khác nhau.
Beeby có kế hoạch thử nghiệm một loạt vải gồm poly-bông, các loại xơ đàn hồi và xơ chịu nhiệt như là Kermel.
Nhóm nghiên cứu Southampton đã tham dự vào nhiều chương trình nghiên cứu tương tự, ví dụ sử dụng in nhanh để tạo ra các cảm biến 2D và 3D trên vải dưới dự án của EU Microflex, và dự án Bravehealth để in các điện cực lên vật liệu dệt cho các ứng dụng y tế.
Beeby đã tạo ra một số đột phá trong lĩnh vực, đáng chú ý là phát minh cơ cấu phát dao động tí hon được đính vào máy công nghiệp để cung cấp năng lượng cho cảm biến không dây đang được thử nghiệm trong thương mại thông qua công ty Perpetuum.
Quần áo thông minh có thể cấp điện cho các dụng cụ điện tử
TCCT
Các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Southampton (Anh) đã đưa ra kế hoạch để phát triển các loại vải may quần áo sẽ tạo ra điện thông qua cử động của người mặc và nhiệt của cơ thể. Người ta tin rằng