Nghị định Nghị định 66/2020/NĐ-CP quy định về phương án phát triển cụm công nghiệp; thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp; chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp và quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp.”
Theo đó, ngoài khuyến khích, ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp, hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (HTKT) các cụm công nghiệp khi có hồ sơ đáp ứng theo quy định, Nghị định 66 còn bổ sung thêm:
- Trong quá trình thẩm định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp, Sở Công Thương báo cáo UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư để chấm điểm (thang điểm 100) cho các tiêu chí:
+ Phương án đầu tư xây dựng HTKT (tối đa 15 điểm);
+ Phương án quản lý, bảo vệ môi trường cụm công nghiệp (tối đa 15 điểm);
+ Năng lực, kinh nghiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã (tối đa 30 điểm) và phương án tài chính đầu tư xây dựng HTKT (tối đa 40 điểm).
- Nếu có số điểm từ 50 trở lên thì được UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định giao làm CĐT xây dựng HTKT.
- Trường hợp dự án xây dựng HTKT cụm cụm công nghiệp theo hình thức đối tác công tư thì lựa chọn CĐT theo quy định của pháp luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Nghị định 66/2020/NĐ-CP quy định Cơ sở xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp bao gồm:
1. Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên trên địa bàn;
2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch vùng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn;
3. Nhu cầu diện tích mặt bằng để thu hút, di dời các tổ chức, cá nhân trên địa bàn vào đầu tư sản xuất, kinh doanh trong các cụm công nghiệp;
4. Khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn;
5. Yêu cầu bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất và các nguồn lực, tài nguyên khác của địa phương.