Video khác
-
Có thể xử lý hình sự doanh nghiệp lũng đoạn, găm hàng đẩy giá thịt lợn tăng cao
Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) khẳng định, Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhiều giải pháp góp phần bảo đảm cung cầu, bình ổn giá thịt lợn. Tới đây, Bộ sẽ thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện việc kiểm tra, xác minh làm rõ việc đầu cơ, găm hàng khiến giá thịt lợn tăng cao của các doanh nghiệp. Nếu có dấu hiệu vi phạm sẽ tiến hành điều tra, xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí xử phạt hình sự.
-
Bốn lý do khiến giá thịt lợn tăng "phi mã"
Từ tháng 6/2019, giá mặt hàng thịt lợn có xu hướng tăng và tăng mạnh nhất từ cuối tháng 10 đến nay (tăng khoảng 60-80% so với tháng 9 và tăng 60-95% so với đầu năm 2019). Giá lợn hơi hiện đang ở mức rất cao, từ 80.000 đến 90.000đ/kg; giá thịt lợn thành phẩm từ 160.000 đến 180.000đ/kg. Chỉ ra lý do, ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Bộ Công Thương cho biết, có 4 lý do chính đẩy giá thịt lợn lên cao.
-
Giải bài toán công nghiệp hỗ trợ, nâng cao thành tích xuất khẩu da giầy
Mặc dù đã đạt được một số thành tích, song nhìn chung, công nghiệp hỗ trợ ngành da giầy vẫn bị đánh giá là còn điểm yếu, cần có chính sách đồng bộ để phát triển mạnh hơn nữa công nghiệp hỗ trợ nhằm nâng cao kim ngạch và giá trị xuất khẩu da giầy trong thời gian tới.
-
Hoàn thiện chính sách, tạo cơ hội cho công nghiệp ô tô bứt phá
Để nâng sản lượng và thị phần xuất khẩu ô tô và tiêu dùng trong nước, kéo theo công nghiệp hỗ trợ phát triển, cần có hỗ trợ các chính sách thuế từ nhà nước, tạo lực kéo đi lên cùng nỗ lực tự thân của doanh nghiệp.
-
Tận dụng chính sách: Cú hích cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
Mục tiêu chung của Bộ Công Thương đặt ra trong Chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ là đến năm 2020, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu 25% giá trị sản xuất công nghiệp.
-
TP. Hồ Chí Minh: Xúc tiến thương mại tạo đà cho công nghiệp hỗ trợ phát triển
Để phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn, Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua đã đẩy mạnh các hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại, đồng thời ban hành chính sách hỗ trợ xuyên suốt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hoạt động hiệu quả.
-
Kết nối công nghiệp hỗ trợ vào chuỗi: Để cung gặp "trúng" cầu
Hơn 20 doanh nghiệp lắp ráp hoàn chỉnh các sản phẩm điện tử, ô tô, da giầy, dệt may đại diện bên mua và hơn 60 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ sản xuất các sản phẩm, phụ kiện đang có nhu cầu tìm kiếm đối tác để cung cấp sản phẩm đã tham gia gặp gỡ và làm việc tại Hội thảo kết nối doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ năm 2019 do Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp (IDC) - Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương tổ chức.
-
Gắn mình vào chuỗi giá trị toàn cầu, tạo đà cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô phát triển
Để phát triển ngành công nghiệp ô tô, điều kiện tiên quyết là phải có ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước phát triển, mở ra cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung cấp, tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm cuối cùng.
-
Nghệ An dành 32,8 tỷ đồng để phát triển lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
Theo Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ Nghệ An giai đoạn từ nay đến năm 2025, tỉnh Nghệ An phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ tăng bình quân 9-10%/năm để đến năm 2025 chiếm 10-12% giá trị toàn ngành công nghiệp, đến năm 2020 chiếm 20% giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghiệp.