Quyết định rà soát bán phá giá giầy mũ da Việt Nam là hình thức bảo hộ không công bằng

Một số công ty sản xuất giầy châu Âu cho rằng, thuế chống bán phá giá là rất cần thiết để bảo vệ ngành công nghiệp giầy châu Âu vốn đang gánh chịu thiệt hại nặng do bị mất thị phần ào tay hang nhập kh

Thực tế cho thấy, việc áp thuế này chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của một số nhà sản xuất giầy da châu Âu, từ một vài nước thành viên, chứ không bảo vệ quyền lợi của cộng đồng, đặc biệt là quyền lợi của người tiêu dung châu Âu. Uỷ Ban châu Âu (EC) khẳng định, họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc duy trì chống bán phá giá đối với giầy mũ da nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam thêm ít nhất là 7 tháng nữa. Các nhà điều tiết thương mại Liên minh châu Âu đã cố gắng, nhưng đành chịu thất bại trong việc thuyết phục chính phủ các nước thuộc EU bãi bỏ thuế này. Trả lời báo giới trong buổi họp báo chiều 13 tháng 11 vừa qua tại trụ sở Phái đoàn Uỷ ban châu Âu tại Hà Nội, Ông Stefaan Depypere - Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại, Tổng cục Thương mại của Uỷ ban châu Âu cho biết: thực tình, việc áp thuế chống bán phá giá không phải là điều chúng tôi muốn làm mà buộc phải làm, vì ngành Da giầy của EU cũng bị ảnh hưởng từ vấn đề chống bán phá giá như, số người thất nghiệp tăng, thị phần, lợi nhụân từ các công ty nhập khẩu châu Âu bị giảm sút. Ông cho biết thêm, từ 2001- 2005, số lượng giầy của EU được sản xuất ra giảm hơn 60 triệu đôi, số lao động giảm từ 83.000 xuống còn 53.000. Hiện EC đang áp thuế bổ sung 16% cho giầy Trung Quốc , 10% cho giầy Việt Nam.

Ba doanh nghiệp da giầy Việt Nam bị rà soát

Trong 2 năm qua, việc áp thuế chống bán phá giá trên đã khiến lượng giầy mũ da tại Việt Nam xuất khẩu sang EU không những bị giảm sút mà còn tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp trong ngành Da giầy, tới hơn nửa triệu lao động Việt Nam. Vấn đề an sinh xã hội khó được giải quyết khi có tới 90% lao động trong ngành Da giày là nữ. Theo ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da giầy Việt Nam, (Lefaso): Việc EC đánh thuế đã ảnh hưởng tiêu cực đến công ăn việc làm của 500.000 lao động và toàn bộ ngành Da giầy Việt Nam. Số lượng giầy da vào EU liên tục giảm: từ 106 triệu đôi năm 2000 xuống còn trên 90 triệu đôi năm 2006 và trên 60 triệu đôi năm 2007.Sau buổi họp báo chiều 13 tháng 11 năm 2008, Cục Phòng vệ Thương mai thuộc Tổng cục Thương mai Liên minh châu Âu đã tiến hành làm việc với các bên liên quan của Việt Nam và châu Âu để có kết luận chính thức về việc có hay không việc bán phá giá giầy mũ da xuất khẩu từ Việt Nam. Nếu có thì ở mức độ nào, hình thức nào, các biện pháp giải quyết việc bán phá giá có ảnh  hưởng đến lợi ích của các nhà sản xuất châu Âu hay không? Việc dỡ bỏ thuế chống bán phá giá sẽ do các nước thành viên của Uỷ ban châu Âu quyết định, sau khi xem xét báo cáo dựa trên các tiêu chí cụ thể. Theo EC, việc rà soát là một tiến trình pháp lý trước khi thuế chống bán phá giá kết thúc, để từ đó EC sẽ ra quyết định có hay không việc sẽ tiếp tục áp mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm da giày Việt Nam. Sự kiện này đã được Lefaso chủ động “chờ đón” từ hai năm nay. Vì thế ngay từ tháng 8 năm 2008 Lefaso đã chủ động thuê một công ty luật của Bỉ, hướng dẫn, phối hợp chặt chẽ với tất cả các doanh nghiệp da giầy xuất khẩu của Việt Nam để sẵn sàng đối phó với tình huống nếu Hiệp hội da giầy của EU phát đơn khởi kiện. Lefaso đã cùng với cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu da giầy Việt Nam có văn bản chính thức gửi EU, phản đối việc rà soát cuối kỳ này. Trên cơ sở những bằng chứng cụ thể về ảnh hưởng quan hệ giữa liên minh châu Âu với Việt Nam, làm thu nhập của trên 500.000 người lao động Việt Nam. Được biết, EC không thể điều tra hết 450 doanh nghiệp thành viên của Lefaso, nên chỉ chọn mẫu. Theo ông Thuấn, trong đợt rà soát cuối kỳ lần này, số doanh nghiệp bị rà soát giảm gần 1/3, chỉ còn 3 doanh nghiệp da giầy Việt Nam bị điều tra, rà soát. Số chủng loại sản phảm giầy bị rà soát sẽ giảm đi, chỉ còn sản phẩm giầy nam và giầy nữ.

Việt Nam thất vọng với quyết định của EC

Việc áp dụng thuế chống bán pha iá giầy mũ da xuất khẩu từ Việt Nam đã đi ngược lại tinh thần tự do hoá thương mại mà EU khuyến khích, và trái với mục tiêu của các chương trình trợ giúp xoá đói, giảm nghèo mà EC và các nước thành viên dành cho Việt Nam, không phù hợp quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và EU.

Việt Nam đã và đang tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, (trong đó có cả các nhà đầu tư của EU) cũng như thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác với các nước châu Âu. Việc EC quyết định tiến hành rà soát lần thứ hai có hay không việc bán phá giá giầy mũ da của Việt Nam sẽ gây ra những quan ngại giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác châu Âu. Hiện 450 doanh nghiệp trong ngành Da giầy tại Việt Nam đang rơi vào tình trạng phấp phỏng chờ đợi sẽ phải tiếp tục bị áp thuế 10% hay không bị áp thuế cho các mặt hàng da giầy xuất khẩu. Theo EC, việc rà soát là một tiến trình pháp lý trước khi thuế chống bán phá giá kết thúc, để từ đó EC sẽ ra quyết định có hay không sẽ tiếp tục áp mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm da giầy của Việt Nam.. Tuy nhiên, việc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá giầy, mũ da Việt Nam đã và đang vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ từ rất nhiều các tổ chức và hiệp hội. Châu Âu lên tiếng đề nghị EC phải xoá bỏ mức thuế này vì họ cho rằng đây là biện pháp đã làm ảnh hưởng tới người tiêu dùng châu Âu và ngành sản xuất da giầy đang hoạt động của châu Âu. Ngay sau khi EC có quyết định chính thức việc rà soát cuối kỳ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên đã có cuộc trao đổi với báo giới. Ông cho biết, Việt Nam rất thất vọng về quyết định này của EC, quyết định rà soát là hoàn toàn trái với sự mong đợi của đông đảo người tiêu dùng cũng như của nhiều doanh  nghiệp EU và không thể hiện đúng quan điểm của đa số thành viên EU. Thứ trưởng Biên nói: “Tôi cho rằng, Uỷ ban châu Âu cần tiến hành rà soát một cách công bằng và nhanh chóng, không gia hạn áp thuế sau rà soát, giúp cho doanh nghiệp Việt Nam và EU sớm ổn định sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng EU lại có điều kiện mua giầy mũ da xuất khẩu của Việt Nam với giá cả hợp lý, phù hợp với thị hiếu và không bị thiệt hại tới hầu bao của họ”.

Thông điệp gửi tới các doanh nghiệp da giầy Việt Nam

Các doanh nghiệp da giầy Việt Nam liên quan trong việc rà soát này cần chuẩn bị kỹ hồ sơ, sổ sách, số liệu, chứng từ giao dịch… và hợp tác với các cơ quan điều tra chống bán phá giá của EC. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần chủ động triển khai các phương án kinh doanh, nhằm đa dạng hoá, sản phẩm, chủ động mở rộng thì trường xuất khẩu sang các nước khác ngoài EU… hạn chế những tác động của việc rà soát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tiếp tục duy trì việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động.