Năm 2018: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Hải Dương tăng 10,2% so với năm 2017 (không cao hơn so với mức tăng bình quân 10,2% của cả nước). Xếp thứ 28/63 các tỉnh/thành cả nước và xếp thứ 8/11 các tỉnh/thành trong vùng ĐBSH. 3 tháng đầu năm 2019: Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 9,6% (cả nước tăng 8,7%). Xếp thứ 25/63 cả nước và xếp thứ 9/11 khu vực Đồng bằng Sông Hồng. Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn như: sản xuất điện tử, máy tính; sản xuất kim loại; trang phục, giày dép; trong đó có sự đóng góp chủ yếu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Một số nhóm, sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh có dấu hiệu bão hòa hoặc do ảnh hưởng của chính sách, tăng trưởng thấp, thậm chí bị giảm; có một số sản phẩm do ảnh hưởng của nhiều yếu tố mà có lượng sản xuất đã chững lại; Thứ nhất, do lượng sản xuất đã tiệm cận tối đa công suất thiết kế nên sản lượng tăng thấp như than cốc và bán cốc luyện từ than đá; sắt thép không hợp kim cán phẳng. Thứ hai, các sản phẩm đá khai thác, xi măng, clanke do nhiều vùng nguyên liệu chưa được gia hạn khai thác, thiếu nguyên liệu, việc nhập nguyên liệu từ bên ngoài không đảm bảo được yêu cầu.
Nguyên nhân được cho là do đầu tư cho phát triển năng lực sản xuất vốn trong nước chậm, manh mún, sản xuất công nghiệp, thương mại vẫn gặp khó khăn về vốn, giá cả, vật tư không ổn định, thị trường chưa ổn định và chậm được mở rộng, sức mua chưa cao. Tín dụng đen hoành hành tại một số vùng nông thôn.
Hơn nữa, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước đối với một số sản phẩm gặp khó khăn, nhất là NSTP, thủy sản do chưa có nhiều thương nhân mạnh, nguồn hàng NSTP chưa được sản xuất theo quy mô tập trung, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, đủ tiêu chuẩn ATVSTP, mẫu mã thương hiệu thương hiệu để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Phần lớn sản phẩm xuất khẩu thường là những sản phẩm gia công, nông sản thô nên giá trị gia tăng không nhiều. Chất lượng và cơ cấu mặt hàng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu chuyển dịch chậm, tốc độ tăng trưởng còn thấp.
Nhưng điều đáng mừng là tỷ lệ lấp đầy các KCN và Cụm công nghiệp (CCN) khá cao, mang lại doanh thu xuất khẩu và nguồn thu ngân sách trên địa bàn.
Cho đến nay, Hải Dương có 11 khu công nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng với tổng diện tích 2.224 ha, trong đó có 10 KCN được thành lập và đang hoạt động sản xuất kinh doanh có tổng số vốn đầu tư đăng ký 9.120 tỷ đồng (gồm: KCN Kỹ thuật cao An Phát, 46,42 ha; KCN Đại An, 135,96 ha; KCN Đại An mở rộng, 416,21 ha; KCN Nam Sách, 62,42 ha; KCN Tân Trường198,06 ha; KCN Phú Thái, 56,7 ha; KCN Phúc Điền, 82,88 ha; KCN Lai Cách, 135,42 ha; KCN Cộng Hòa, 201,23 ha; KCN Lai Vu, 212,89 ha).
Tỷ lệ lấp đầy của 10 khu công nghiệp đang hoạt động đạt 73%, có trên 350 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với vốn đầu tư 7,2 tỷ USD, trong đó trên 300 dự án đang hoạt động ổn định; tạo việc làm cho 170 nghìn lao động. Doanh thu, giá trị xuất, nhập khẩu khẩu của các doanh nghiệp có dự án đầu tư trong KCN trong những năm gần đây luôn ổn định và có xu hướng tăng đều. Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp có dự án đầu tư trong các KCN chiếm 68% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, giá trị nhập khẩu chiếm 53% giá trị nhập khẩu toàn tỉnh, chiếm 17% tổng thu ngân sách địa phương. Nhiều doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả trong KCN đã tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh như Công ty TNHH Dệt Pacific, Công ty TNHH May Tinh Lợi...
Đối với CCN, trong số 33 CCN được thành lập, đến nay có 31 CCN với tổng diện tích 1322 ha đã đi vào hoạt động; thu hút hơn 369 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng10.000 tỷ đồng; tạo hơn 60.000 việc làm cho lao động địa phương; đạt tỷ lệ lấp đầy bình quần 75%.
2 khu vực KCN và CCN đã góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp đã có dấu hiệu phục hồi, mức tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp tăng khá trong những tháng đầu năm 2019.