Sẽ có chính sách mới hỗ trợ cụm công nghiệp

Bên cạnh việc giải quyết các vướng mắc về đền bù giải phóng mặt bằng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) như hiện nay, sắp tới, các DN, tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất kinh do
Bộ Công Thương đang chủ trì xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế chính sách ưu đãi về nội dung trên.

Theo dự thảo, các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng CCN sẽ được bổ sung vào danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư. Trường hợp, chủ đầu tư vay vốn tại ngân hàng thương mại để đầu tư thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay.

Các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong CCN cũng được hưởng chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Các địa phương được hỗ trợ

Dự thảo Quyết định quy định cụ thể các điều kiện để xác định địa phương được ngân sách trung ương hỗ trợ vốn phải là địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thể hiện ở 2 chỉ tiêu: (i) Tỷ lệ số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương so với chi ngân sách địa phương lớn hơn 60%; (ii) Tỷ lệ công nghiệp trong GDP của địa phương thấp hơn tỷ trọng công nghiệp trong GDP của cả nước ít nhất 10%.

Như vậy, ngoài 21 tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Tây Nguyên (bao gồm cả các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An) hiện đang được ngân sách trung ương hỗ trợ vốn đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (6 tỷ/cụm, 70 tỷ/tỉnh) theo Quyết định số 25/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg, sẽ có thêm 22 tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn thuộc các vùng còn lại (chủ yếu thuộc vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long) được ngân sách trung ương hỗ trợ vốn đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp.

5 điều kiện hỗ trợ Dự án CCN

Tại các địa phương đủ điều kiện được hỗ trợ nói trên, các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng CCN để được hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách trung ương phải đáp ứng đủ 5 điều kiện sau:

1. CCN nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hoặc Quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt hoặc đã cho phép bổ sung vào Quy hoạch trong từng thời kỳ;

2. CCN có tác động quan trọng đến việc thu hút đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng lợi thế của địa phương nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; phục vụ mục tiêu di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm hoặc nằm xen kẽ trong khu dân cư vào cụm công nghiệp;

3. Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng CCN do tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư Việt Nam làm chủ đầu tư và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đầu tư hoặc cấp GCN đầu tư theo quy định của pháp luật;

4. Hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào CCN đã được đầu tư xây dựng hoặc đang được triển khai xây dựng theo quy hoạch.

5. Tính đến thời điểm lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ đầu tư, CCN phải có các dự án đăng ký đầu tư, cấp GCN đầu tư thuê đất, thuê lại đất ít nhất là 30% diện tích đất công nghiệp.

Quy định như trên nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án và khuyến khích nâng cao tỷ lệ lấp đầy CCN.

Hỗ trợ 10 tỷ đồng/CCN, 100 tỷ đồng/tỉnh

Về mức hỗ trợ, Bộ Công Thương đề nghị mức hỗ trợ xây dựng hạ tầng CCN tối đa không quá 10 tỷ đồng/cụm, 100 tỷ đồng/tỉnh và không giới hạn thời gian hỗ trợ để các địa phương làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, sử dụng có hiệu quả vốn đã hỗ trợ trước khi hỗ trợ đầu tư cụm công nghiệp mới.

Ngoài ra, dự thảo cũng quy định các hạng mục, công trình được ưu tiên sử dụng vốn hỗ trợ gồm: Đền bù và giải phóng mặt bằng; Đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp thoát nước nội bộ; Hệ thống các công trình xử lý nước thải, chất thải tập trung.

Để khuyến khích nâng cao tỷ lệ lấp đầy, dự thảo nêu rõ, việc hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách trung ương cho CCN thứ ba chỉ được thực hiện sau khi đã hoàn thành việc hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách trung ương cho CCN thứ nhất, CCN thứ hai và tổng diện tích đất công nghiệp của 2 cụm đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp GCN đầu tư thuê đất, thuê lại đất ít nhất là 60%.

Theo báo cáo của các địa phương, đến 31/12/2009 trên địa bàn cả nước đã quy hoạch phát triển 1.872 CCN với diện tích đất tương ứng 76.520 ha. Trong đó, có 918 CCN đã được thành lập và đang hoạt động với diện tích đất tương đương 40.597 ha. Diện tích đất công nghiệp đã cho thuê khoảng 7.510 ha, chiếm 26,4% diện tích đất công nghiệp của cụm.

Các CCN này có đặc điểm chung là quy mô diện tích vừa và nhỏ dưới 50 ha (bình quân trong cả nước 44 ha/cụm), được xây dựng chủ yếu để thu hút, di dời các các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; phù hợp với năng lực quản lý và khả năng hỗ trợ vốn ngân sách của địa phương (phần lớn là cấp huyện).

Không như KCN, hầu hết các CCN nằm ở các vị trí không thuận lợi về giao thông (xa các tuyến giao thông trọng điểm như đường cao tốc, quốc lộ…), địa bàn nông thôn, nơi hạ tầng công nghiệp (đường, điện, nước, bưu chính viễn thông, nhân lực, dịch vụ tài chính ngân hàng, thị trường) chưa phát triển hoặc chỉ có công nghiệp nông thôn, làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tương đối phát triển.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo Quyết địnhgóp ý.