Đây là một phần Dự án tài trợ thiết bị tự động hóa của Siemens dành cho các trường đại học lớn của Việt Nam, có tổng giá trị lên tới 55.000 USD.
Qua đây dự án này, Siemens mong muốn nhiều sinh viên kỹ thuật Việt Nam có thể áp dụng được những lý thuyết đã học vào thực tế, tạo ra những thay đổi tích cực cho chương trình phát triển thế hệ các nhà khoa học và kỹ sư tương lai của nước nhà.
Tại buổi lễ, Tiến sĩ Phạm Thái Lai, Chủ tịch,Tổng Giám đốc Siemens Việt Nam khẳng định mong muốn của Siemens, thông qua tài trợ này, hỗ trợ trường Đại học Cần Thơ thực hiện vai trò là trung tâm giáo dục, đào tạo và nghiên cứu lớn nhất của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, mang đến cho các em sinh viên cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với các công nghệ tiên tiến nhất.
Từ khi chính thức được thành lập tại Việt Nam năm 1993, Siemens đã tham gia vào nhiều kênh hợp tác với các trường đại học và dạy nghề ở Việt Nam như: Các suất học bổng “Châu Á thế kỷ 21” cho các sinh viên xuất sắc của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; Trung tâm Đào tạo Tự động Hóa Siemens đặt tại Đại học Bách Khoa tại Hà Nội và Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh; Dự án Liên kết Nâng cao Chất lượng Giáo dục Đại học Kỹ thuật (HEEAP), (Siemens đã cung cấp gói tài trợ bằng hiện vật là phần mềm có giá trị thương mại 71 triệu USD)…