Đó là lời tâm sự của ông Trần Quang Cường, CEO Nextfarm, người điều hành nền tảng kết nối giải pháp phần mềm quản lý kinh doanh NextCRM chuyên về lĩnh vực nông nghiệp.
Quá trình xây dựng thương hiệu cho giải pháp chuyển đổi số trong kinh doanh NextCRM, nông nghiệp thông minh Nextfarm, chúng tôi luôn lấy khách hàng là yếu tố trung tâm để ra quyết định chiến lược. Ví như nông nghiệp thông minh, quan điểm của Nextfarm là phải hiểu được thị trường, hiểu khách hàng để tập trung vào sản phẩm, luôn sáng tạo, đổi mới, cải tiến và để ý từng tiểu tiết nhỏ nhất.
Đặc thù của nông nghiệp là truyền miệng rất lớn, nếu sản phẩm đủ tốt, khách hàng cảm nhận được tâm huyết và sự cầu thị trong cách làm sản phẩm thì họ sẽ đi theo mình, thậm chí còn lấy các sản phẩm, tài liệu từ nước ngoài cho mình mình làm. Lúc đó khách hàng luôn cảm nhận Nextfarm là sản phẩm của họ, chứ không riêng gì của đội ngũ Nextfarm.
Cho đến sau này, sản phẩm “sinh sau đẻ muộn” của chúng tôi - giải pháp chuyển đổi số trong kinh doanh NextCRM, đa số đều mua tiếp sản phẩm hoặc giới thiệu đối tác của họ. Có thể thấy, chúng tôi đã sử dụng Marketing truyền miệng, điều này còn hay hơn cả quảng cáo hay đội ngũ tư vấn của Nextfarm giới thiệu.
CEO Trần Quang Cường cũng có cách nhìn khác về cách kêu gọi vốn đầu tư. Hiện nay, các startup của Việt Nam đang phải tạm dựa vào các nhà đầu tư nước ngoài. Đơn cử, các công ty công nghệ thường gọi vốn từ các quỹ nước ngoài, cho dù có gọi vốn từ các quỹ trong nước thì bản thân quỹ này cũng có yếu tố nước ngoài, quỹ 100% của Việt Nam không có nhiều. Nếu có cũng chủ yếu do cá nhân bỏ vốn, nhưng họ cũng chỉ đầu tư với số vốn “vừa phải”, số lượng các khoản đầu tư không nhiều.
Từ khi thành lập đến nay, chúng tôi chưa cần gọi vốn đầu tư bởi trên thực tế, chúng tôi chủ động tổ chức được kinh doanh, bán hàng cũng như nhân sự mà vẫn có thể tối ưu bộ máy để tạo ra lợi nhuận, đạt được mục tiêu mong muốn. Và nếu cần thiết phải gọi vốn, chúng tôi sẵn sàng bán cố phần để trả lương cho nhân viên.
Do đó, theo quan điểm của CEO Trần Quang Cường, các startup không nên quá phụ thuộc vào Nhà đầu tư, bởi đó là tư duy không tốt. Cách tốt nhất là startup thông qua việc tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ tốt, để xây dựng thương hiệu, khi đó nhà đầu tư sẽ tự tìm đến. Cụ thể hơn, khi đàm phán nếu tỏ ra quá cần nhà đầu tư thì sẽ tạo ra mất cân bằng trong đàm phán và phần thiệt có thể nghiêng về startup. Trong kinh doanh đó là điều tối kỵ.
Thực tế, có những nhà đầu tư cũng cần đến startup như là một kênh đầu tư tiềm năng để tăng sinh lời từ nguồn vốn họ bỏ ra. Đây là một điều mà các startup nên lưu ý. Không nên để nhà đầu tư nghĩ rằng họ là người ban phát cơ hội cho các startup.
Bên cạnh đó, kỹ năng quan trọng nhất mà một nhà khởi nghiệp nên trang bị là phải hiểu rõ khách hàng của mình. Nếu kinh doanh một sản phẩm đã có mặt trên thị trường, hay chỉ đơn giản là cải tiến thì đó là câu chuyện khác. Nhưng đối với startup, đa số đều phải khơi gợi nhu cầu, làm cho thị trường riêng xuất hiện. Do đó, việc tìm ra chân dung khách hàng cần phải thực hiện đầu tiên và cần đầu tư nghiêm túc.
Quan trọng nhất là phải thay đổi tư duy khởi nghiệp bởi thực tế, việc có đến 80% startup không thể tồn tại quá 2 năm cũng là chuyện dễ hiểu. Startup muốn tồn tại thì phải biết chấp nhận thất bại và dám đứng lên làm lại sau đổ vỡ.
Bức tranh kinh doanh thành công phụ thuộc hai yếu tố là thời điểm và con người. Trong thời gian đầu khởi nghiệp giải pháp nông nghiệp công nghệ cao, tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn. 2 lần phải "đập" đi để lập lại đội ngũ nhân sự phù hợp với công ty. Thậm chí, trong lúc khó khăn tôi phải “cắm” sổ đỏ nhà đi vay ngân hàng và tiếp tục con đường làm giải pháp cho nông nghiệp thông minh. Kể từ cú vấp đó, chúng tôi đều trưởng thành hơn rất nhiều từ yêu cầu khắt khe đối với chính bản thân mình.
Thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên, thị trường vẫn luôn rất rộng và tiềm năng, phương án của chúng tôi là tận dụng tối đa ưu điểm, tập trung làm tốt sản phẩm, làm tốt công việc của mình để mang lại giá trị tốt nhất, làm hài lòng khách hàng hiện tại.
Đơn cử như giải pháp chuyển đổi số kinh doanh NextCRM, trước đây NextCRM chủ yếu tập trung cho đối tượng khách hàng vừa và lớn, nhưng tới thời điểm hiện tại, chúng tôi đã cải tiến sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của thị trường. Từ cá nhân bán hàng online, chủ cửa hàng nhỏ lẻ đến những doanh nghiệp lớn trong bất kỳ ngành nghề nào đều có thể sử dụng phần mềm NextCRM để tự động hóa quy trình quản lý, bán hàng và chăm sóc khách hàng.
Điểm mạnh của NextCRM chính là khách hàng có thể tự tùy chỉnh các hệ thống báo cáo thông minh (Business Intelligence Report) hay tự cá nhân hóa nghiệp vụ theo từng ngành từ thương mại, bán hàng online đến ngành dịch vụ, làm hài lòng tất cả các khách hàng đã lựa chọn NextCRM.
Bài viết được hỗ trợ thực hiện bởi Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2025 do UBND thành phố Hà Nội ban hành tại Quyết định số 4889/QĐ-UBND ngày 09/9/2019.
Chi tiết về các chính sách hỗ trợ trong Đề án tại đường link sau: https://hotrodoanhnghiep.hanoi.gov.vn/thu-vien/de-an-4889-ho-tro-doanh-nghiep-sang-tao-87dlrv51rg