Chuyên đề & Sự kiện / “Mở đường mà tiến” khi kinh tế thế giới ngày càng khó đoán định
-
Bộ Công Thương kiến nghị sớm xem xét phê duyệt Quy hoạch điện VIII
Hiện Tờ trình Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) đã được trình lên Thường trực Chính phủ và Hội đồng thẩm định Đề án, với những quan điểm phát triển và mục tiêu khá rõ ràng, phù hợp bối cảnh mới.
-
Thị trường nào sẽ là mũi nhọn xuất khẩu tại khu vực Á - Phi năm 2023?
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khu vực châu Á - châu Phi đạt kết quả đáng khích lệ ở mức 500 tỷ USD, chiếm gần 68% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới.
-
“Mở đường mà tiến” khi kinh tế thế giới ngày càng khó đoán định
Tinh thần “mở đường mà tiến” của Thủ tướng được ngành Công Thương thể hiện rõ ngay tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2023. Nhiều vấn đề được các đại biểu ngành Công Thương tham luận đề xuất nhằm vượt qua những khó khăn khách quan, khi nền kinh tế toàn cầu ngày càng phụ thuộc vào các yếu tố địa chính trị, ngày càng trở nên khó đoán định.
-
Cần thêm nguồn lực cho xúc tiến thương mại
Hiện nay năng lực cung ứng và thích ứng thị trường của doanh nghiệp đã được cải thiện, hàng hóa Việt Nam đang dần khẳng định uy tín trên thị trường quốc tế, đòi hỏi đầu tư nhiều hơn cho xúc tiến thương mại quảng bá hình ảnh ngành hàng, sản phẩm, để giữ vững và phát triển thị trường cũng như kim ngạch xuất khẩu.
-
Thúc đẩy tiêu dùng, phát triển bền vững thị trường trong nước
Năm 2022, thị trường trong nước tiếp tục được củng cố, phục hồi và phát triển cả về quy mô và dung lượng, tạo đà hướng đến mục tiêu tăng trưởng 8-9% trong năm 2023.
-
Thủ tướng: Tập trung gỡ khó cho cung - cầu để "biến nguy thành cơ"
Đánh giá cao vai trò của ngành Công Thương trong thành tựu chung của đất nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức đang chờ đợi, điều cần làm là bình tĩnh tháo gỡ khó khăn cả ở phía cung và cầu, giải quyết từng vấn đề để thúc đẩy sản xuất tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu.
-
Sẽ trình Chính phủ hồ sơ xây dựng Luật Công nghiệp nền tảng trước 31/3/2023
Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách sẽ là nhiệm vụ trọng tâm mà Cục Công nghiệp đặt ra trong năm 2023, bên cạnh việc triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất trong nước.
-
[Tin Ảnh] Hội nghị thúc đẩy sản xuất tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2023
Một số hình ảnh được Tạp chí Công Thương cập nhật tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2023 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì tại Bộ Công Thương sáng 3/2/2023.
-
Sản xuất tiêu dùng trong nước tăng trưởng mạnh, tạo đà cho xuất khẩu đột phá
Năm 2022, sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và địa phương; thị trường trong nước tăng trưởng cao; tạo đà cho xuất nhập khẩu tiếp tục lập kỷ lục mới, góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác.
-
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy sản xuất tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2023
Sáng 3/2/2022, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị thúc đẩy sản xuất tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2023. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị.