Đề xuất cách xử lý nợ của Công ty CP Thủy sản Bình An

Tâm lý phát triển đón chiều tăng của thị trường đã từng mang lại lợi ích “khủng” cho các đại gia có ngôi và không ngôi, tạo nên hội chứng đầu tư đa ngành, ngoài ngành, nhưng không phải đại gia nào cũn

Nợ nần là chuyện bình thường của kinh doanh. Bên cho vay, bên vay đều phải kiểm soát việc sử dụng vốn vay để an toàn và hiệu quả. Việc thuê kiểm toán độc lập, chuyên gia tư vấn vào từng thời điểm là cần thiết để có cái nhìn rõ hơn, các đề xuất điều chỉnh thuận hơn. Điều có dường như Công ty CP Thủy sản Bình An chưa làm được.

Khi quy mô của Công ty ngày càng lớn với doanh số năm 2010 khoảng 1.500 tỷ đồng (75 triệu USD), xuất khẩu đi nhiều quốc gia, được ưu đãi về thuế của nước nhập khẩu, được ngân hàng cho vay, với 5.000 cán bộ nhân viên,… khiến cho Bình An rơi vào tâm lý “hứng thuận” tiếp tục đầu tư các hạng mục ngoài thủy sản như Nhà máy nước uống Callogen, dự án bất động sản ở 83 Nguyễn Văn Trỗi và 73 Cao Thắng (TP. Hồ Chí Minh), dự án nhà ở Cần Thơ,... đầu tư Viện nghiên cứu Thủy sản là bước đi sớm,… Tâm lý phát triển đón chiều tăng của thị trường đã từng mang lại lợi ích “khủng” cho các đại gia có ngôi và không ngôi, tạo nên hội chứng đầu tư đa ngành, ngoài ngành, nhưng không phải đại gia nào cũng thành công với giấc mơ sau mỗi đêm sinh lời bạc tỷ! Một doanh nhân ngoại từng nói “kinh doanh cũng như đời sống, ở bất cứ đâu, lúc nào cũng phải rõ cửa vào và cửa thoát hiểm như trên máy bay, trong các tòa nhà...- Entrance and Exit

Khát vọng mở mang của Bình An đã thành công trong ngắn hạn, tạo dựng thương hiệu, mang lại việc làm thu nhập cho 5000 lao động và hàng ngàn người liên quan đến nuôi thủy sản và đặc biệt là bên cho vay mỗi ngày có lãi tiền tỷ từ lãi suất với tầng mây xanh. Việc khó khăn trong thanh khoản thời điểm này cần hướng tháo gỡ hay hơn là suy diễn đời sống riêng tư của gia đình Tổng giám đốc Phạm Thị Diệu Hiền. Cứu công ty, cứu thương hiệu, duy trì việc làm cho người lao động, tránh phá sản, hướng tới giá trị tương lai. Bạn đọc xin đưa ra một số đề xuất:

1. Có kế hoạch dàn xếp nợ 40 hộ nông dân khoảng 300 tỷ đồng theo một cam kết chia sẻ khó khăn như gia hạn nợ, trả dần, trả lãi quá hạn,…thứ hai, nêu phương án thuyết phục, chuyển 40 hộ nông dân thành cổ đông Công ty.

2. Làm việc với các ngân hàng cho vay để điều chỉnh lãi suất quá hạn, giãn thời gian nợ, tiếp tục vay vốn cho sản xuất với sự giám sát tích cực để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, trả nợ.

Thực tế những năm qua, các hộ bán thủy sản, ngân hàng cho vay đã được hưởng lợi lớn từ Công ty, cho nên lúc khó khăn cần chia sẻ, hướng vào lợi ích dài hạn của một thương hiệu xuất khẩu.

3. Công bố tình trạng tài chính Công ty cho những đối tác có năng lực tài chính tham gia mua nợ, mua lại cổ phần, góp thêm cổ phần mới để cải thiện tính thanh khoản. Công ty không phá sản nhưng lợi ích của các cổ đông, nhất là cổ đông lớn như gia đình bà Diệu Hiền (nắm trên 50% cổ phần) phải chấp nhận giảm lợi ích trong trung hạn. Điều này ông Trần Văn Trí – tạm quyền Tổng Giám đốc cùng cổ đông có thể nghĩ tới và làm tới.

4. Một phương án nữa, có thể cho một nhà đầu tư nào đó thuê toàn bộ, hoặc từng phần Công ty với các cam kết được kiểm soát.

“Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp”. Tuy nhiên, nếu các cổ đông chỉ tư duy đóng bởi sự hấp dẫn của cổ tức và lợi ích gia tăng, không cởi mở thiện chí với các nhà đầu tư khác, sẽ tiếp tục lúng túng trong khó khăn thời điểm này. Và những lợi ích có được trong quá khứ quá nhỏ nhoi với cái sẽ mất trong tương lai.

Sau cùng, một công ty cổ phần để một người nắm vốn với tỷ lệ cao đến trên 50% sẽ theo hướng độc đoán (biểu quyết của cổ đông theo nguyên tắc đối vốn). Mâu thuẫn giữa “chiếm hữu tư nhân và xã hội hóa” đã từng xảy ra trong kinh tế thị trường luôn đòi hỏi xã hội hóa đầu tư và quân bình hóa lợi ích theo công sức và vốn góp... 

  • Tags: