Cũng không phải ngẫu nhiên mà dự án quốc tế Hành lang Đông - Tây, nối liền từ Mianma, Thái Lan, Lào tới Việt Nam, do ADB (Ngân hàng phát triển châu á) tài trợ lại chọn Đà Nẵng làm cửa ngõ ra Thái Bình Dương. Và những gì như “tiên đoán” nêu trên đang và sẽ đến nhanh, khi dự án này cơ bản hoàn thành và phát triển, ăn nhịp với tiến trình hội nhập kinh tế của nước ta.
Trong số hơn 66 dự án đầu tư trực tiếp ngoài (ĐTNN) cùng với gần 400 triệu USD hiện còn hiệu lực trên địa bàn Thành phố này, thì hơn một nửa là được cấp phép trong 4 năm gần đây. Đó không hoàn toàn là do khủng hoảng kinh tế Đông á đã kết thúc, mà căn bản là do phát triển nội lực địa phương, trước hết như trên đã nói, là do đổi mới tư duy kinh tế, tư duy trong đánh giá vị thế của Đà Nẵng và do nhân dân địa phương đoàn kết lao động quên mình trong những năm gần đây.
Trong 19 quốc gia và vùng lãnh thổ đang triểu khai thực hiện dự án tại Đà Nẵng, thì Hồng Kông tạm đứng đầu với 3 dự án trị giá 64 triệu USD, tiếp đến là Hoa Kỳ (3 dự án và 56 triệu USD), Đài Loan (13 dự án và 51 triệu USD), Malaysia (7 dự án và 41 triệu USD), B.V.Islands (4 dự án và 33,6 triệu USD), Australia (2 dự án và 30 triệu USD)… Thừa Thiên - Huế đến Đà Nẵng, đến Quảng Nam và đến Quảng Ngãi đang trở thành một vùng kinh tế động lực tăng trưởng của miền Trung và Tây Nguyên. Sức hút đầu tư của vùng này ngày càng lớn đối với các “ đại gia”, những tập đoàn xuyên quốc gia từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp, Australia, Đài Loan, Hồng Kông… Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà Khu kinh tế Mở Chu Lai, Khu kinh tế tổng hợp Dung Quất đã ra đời, với những quy chế đặc thù, cởi mở nhất so với các địa phương trong cả nước đã được Chính phủ cho phép. Những khu kinh tế này, nhất là Khu kinh tế mở Chu Lai, nằm cận kề với Đà Nẵng cũng đã nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng từ phía các nhà đầu tư trên thế giới.
Để tăng cường thu hút đầu tư, ngày 10 tháng 3 năm 2004, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã ban hành 2 văn bản quan trọng. Đó là Quyết định số 50/2004/QĐ-UB về những chính sách ưu đãi nhằm thu hút ĐTNN và Quyết định 51/2004/QĐ-UB về những chính sách khuyến khích đầu tư trong nước trên địa bàn Thành phố. Suy cho cùng thì chính sách ưu đãi hay khuyến khích đầu tư của một địa bàn, tựu chung lại là chế độ thuê, mua đất đai, sang nhượng quyền sử dụng đất, là các loại thuế suất đối với các loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tư... Về mặt này, Đà Nẵng tạo điều kiện hấp dẫn nhất, với thời gian sớm nhất và chi phí thấp nhất.
Đà Nẵng khuyến khích ĐTNN vào các lĩnh vực sau đây: ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn, như công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm tin học, công nghiệp hướng vào sản xuất hàng nhập khẩu và sản xuất thay thế hàng nhập khẩu với quy mô vừa và lớn, thiết bị và công nghệ tiên tiến, hiện đại; hình thành các trung tâm thương mại, phát triển các dịch vụ cảng biển và sân bay, tài chính - ngân hàng, kho vận, vận tải, chuyển giao kỹ thuật, tư vấn đầu tư, bảo hiểm… nhằm xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm giao lưu hàng hoá của miền Trung và là một trong những điểm trung chuyển hàng hoá quan trọng của các quốc gia trên tuyến Hành lang Đông – Tây; đa dạng hoá các loại hình du lịch, xây dựng các khu du lịch ven biển, phát triển du lịch quốc tế song song với du lịch nội địa; phát triển các ngành chế biến thực phẩm, xây dựng các đội tầu đánh bắt hải sản xa bờ với phương tiện kỹ thuật hiện đại và đảm bảo cơ sở hạ tầng cho đánh bắt dài ngày trên biển…
Cũng cần lưu ý rằng, Việt Nam đang tiến hành soạn thảo Luật Doanh nghiệp chung và Luật Đầu tư chung cho tất cả các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, và cuối năm nay sẽ trình Quốc hội để xin ý kiến, để có thể ban hành trong năm 2006. Nội dung các quy phạm của 2 luật này chắc chắn là phải được cởi mở hơn nhiều so với những luật hiện hành, bởi nó phải phù hợp với tập quán quốc tế, phù hợp với những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Như vậy, một cơ hội mới đang được mở ra đối với các nhà ĐTNN trong việc đầu tư kinh doanh tại Việt Nam nói chung và tại thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Được sự hỗ trợ tích cực của Trung ương, Đà Nẵng đang tập trung sức lực xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh cải cách hành chính để “trải thảm” mời đón các nhà đầu tư. Trong tương lai không xa, cảng biển Đà Nẵng sẽ được in đậm trên bản đồ hàng hải thế giới, bởi tàu bè quốc tế tấp nập vào ra. Và, khác với ngày xưa, Đà Nẵng sẽ là Thành phố vì hoà bình và phát triển thịnh vượng.
Đà Nẵng hấp dẫn đầu tư
TCCT
Hãy nhanh chân đến với Đà Nẵng, đừng bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào Đà Nẵng!. Đó không phải là lời kêu gọi của người Đà Nẵng, mà là nhịp đập của thời gian. Không phải cố tình tô điểm cho Đà Nẵng, mà chính Đà