Châu Âu tự bảo vệ bí mật công nghiệp như thế nào?

Michelin, Suez, Thales, Snecma, Dassault... những tập đoàn kinh tế hùng mạnh của châu Âu, từng là nạn nhân của những vụ cướp đoạt bí mật công nghệ. Đứng trước hiểm họa này, họ đang nỗ lực tìm cách tự

Những sơ hở chết người

Thương trường là chiến trường. Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt hiện nay, người ta không chừa một thủ đoạn nào để moi bí mật của địch thủ. Một thủ đoạn phổ thông là nghe lén điện thoại. Gài một bà giúp việc nhưng có trình độ “tú tài” vào công ty đối thủ để ăn cắp thông tin là một cách, ngoài nhiều cách cổ điển khác như cử người theo dõi, chụp ảnh quay phim bằng camera tí hon... Hối lộ cũng là một phương thức thông dụng để có bản liệt kê những cú điện thoại, những chuyến đi bằng máy bay, hồ sơ tư pháp hoặc số sổ bảo hiểm xã hội... của một nhân vật quan trọng nào đó trong công ty. Một thủ đoạn khác cũng hiệu nghiệm không kém: Tung tin giả. Để làm bất ổn một công ty nào đó, không có cách nào tốt hơn là tung ra những tin đồn bất lợi cho công ty đó. Đôi khi không cần tốn công, những địch thủ của các tập đoàn châu Âu, cũng có trong tay những thông tin tuyệt mật vì nạn nhân tự nguyện cung cấp. Đây là trường hợp khá phổ biến trong thời đại tin học, khi công nghệ này được áp dụng rộng rãi, không chỉ ở các tập đoàn và công ty lớn mà cả ở các xí nghiệp vừa và nhỏ. Trên thực tế, hơn 90% cơ quan công quyền Pháp sử dụng những công cụ tìm kiếm của cộng đồng văn hóa nói tiếng Anh. Ví dụ mới nhất: Tổng cục Tình báo hải ngoại Pháp vừa qua đã chọn mua phần mềm quản lý thông tin của Công ty Autonomy của Anh để sử dụng, thay vì của 2 công ty Pháp”. Một sơ hở khó hiểu khác: Đạn của Famas, loại súng trường nổi tiếng của Pháp, đang được sử dụng trong quân đội lại được sản xuất ở Israel! Hay việc Hội đồng quản trị của Bệnh viện Lille giao cho một công ty nước ngoài thuộc cộng đồng nói tiếng Anh quản lý toàn bộ các hồ sơ y tế. Bernard Esambert, chủ tịch ngân hàng thương mại Argil, nhận xét: “Các tập đoàn lớn của Nhật mỗi năm dành 1,5% doanh số vào công tác tình báo kinh tế, tương đương với hàng tỉ euro. Các doanh nghiệp của châu Âu thua họ rất xa trong lĩnh vực này. Nếu so với Mỹ lại càng thua xa hơn nữa.”

            Những chiếc cầu bằng vàng.

Jean - Louis Gergorin - Phó Chủ tịch Công ty Không gian và Phòng không châu Âu cho biết “càng ngày, người Mỹ càng dùng uy lực chính trị để phục vụ những lợi ích kinh tế”. Rand Corporation, một trung tâm nghiên cứu của Mỹ, vừa hoàn tất một bản báo cáo mật dày 115 trang về công tác tình báo công nghiệp. Theo đó, Trung ương Tình báo Mỹ (CIA), thông qua quỹ đầu tư In-Q-Tel của mình, đã tài trợ 7 công ty công nghệ cao để thiết kế một phần mềm thu thập tin tức tình báo toàn cầu. Mỹ tuyên bố, về mặt công khai, mục tiêu của họ là tránh một cuộc tấn công khủng bố kiểu 11-9 mới. Tuy nhiên theo Maurice Bothol - chuyên gia về tình báo công nghiệp Pháp, thì không có gì bảo đảm rằng phần mềm đó có thể ngăn chặn được bọn khủng bố. Ngược lại, có phần chắc là nó sẽ được áp dụng trong lĩnh vực chiến tranh thông tin kinh tế. Mỹ là nước có khả năng chiêu dụ ở mọi chân trời góc biển những người có khả năng phát minh những công nghệ hữu dụng cho chiến tranh kinh tế trong tương lai. Giữa tháng 11 năm ngoái, đại diện của Công ty In-Q-Tel đã đến Toulouse, thủ đô của ngành hàng không châu Âu, để săn tìm những bộ óc xuất sắc nhất trong các lĩnh vực mũi nhọn. Người Mỹ “bắc những chiếc cầu bằng vàng” để rước họ. Thierry Dassault, thành viên hội đồng quản trị của tập đoàn Dassault sản xuất vũ khí và máy bay chiến đấu nổi tiếng châu Âu, cũng là mục tiêu mua chuộc của những người Mỹ. Ông kể lại: “Họ đưa ra những mức lương kinh khủng, thường gấp đôi mức bình thường. Họ còn tìm cách giăng bẫy tôi bằng cách tặng thêm những cổ phiếu trị giá 40.000 euro. Tôi đã từ chối. Tôi cũng từ chối cho họ biết số tài khoản ngân hàng của tôi đến 3 lần. Cuối cùng tôi nói thẳng với họ: “Vấn đề của quý ông là không thể mua được tôi đâu”. Nhưng thực tế, đâu phải ai cũng là con trai thừa kế của một gia đình giàu có nhất nhì ở Pháp như ông Thierry Dassault này, và một số người đã xiêu lòng.

Lần đầu tiên các doanh nghiệp lập… Phòng tình báo.

Trước sự tấn công tới tấp của Mỹ và một số nước khác, những tập đoàn và công ty lớn Pháp đã tự trang bị một phòng tình báo riêng. Michel Boyon, Chánh văn phòng Thủ tướng Pháp, cho biết: “Cách đây 10 năm, các đại gia thường có một vệ sĩ riêng. Đó là mốt thời ấy. Bây giờ, các doanh nghiệp cần phải có một phòng tình báo mà trình độ nghiệp vụ có thể nói là không thua kém điệp viên 007”. Tập đoàn năng lượng Suez chẳng hạn đã chọn Olivier Foll, cựu giám đốc cảnh sát tư pháp Paris, để bảo vệ công ty về mặt tình báo công nghiệp. Và ông Foll đã giúp tập đoàn này thoát khỏi 3 vụ bị mua lại cổ phiếu, một phương thức gây bất ổn cho tập đoàn. Nhờ vậy, ông Gérard Mestrallet, giữ lại được chiếc ghế Tổng Giám đốc của Tập đoàn năng lượng Suez./.                                
  • Tags: