Từ cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên...
Với đường biên giới dài 21,5 km, khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia, phía Đông giáp thị xã Châu Đốc, phía Nam giáp huyện Tri Tôn, tổng diện tích của khu kinh tế cửa khẩu là 9.255 ha thuộc địa bàn các xã Nhà Bàng, Nhơn Hưng, An Phú, Xuân Tô và An Nông. Khu vực này có 42.300 dân, bằng 38,16% tổng dân số toàn huyện, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số Khơ-me chiếm 6,43%. Là địa bàn vùng núi, nhưng khu vực cửa khẩu này có kênh Vĩnh Tế chảy qua, đảm bảo nguồn nước ngọt quanh năm. Đây là yếu tố thuận lợi cho vùng kinh tế mà lao động nghề nông chiếm tới 55,5%. Tuy nhiên, nông nghiệp chưa mang lại thu nhập cao cho các hộ dân trong khu vực này, bởi các hộ nông dân ở đây vẫn còn tập quán trồng lúa mùa nên thời gian nông nhàn nhiều. Trong khi đó, bình quân mỗi năm, tại khu kinh tế có hơn 100.000 lượt người qua lại biên giới. Năm 2001, có 212.789 lượt người qua lại cửa khẩu biên giới này. Riêng trong 9 tháng năm 2002, có 101.233 lượt người qua cửa khẩu. Lưu thông hàng hóa qua cửa khẩu này trong thời gian qua rất phong phú về các mặt hàng gia dụng, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, máy móc điện gia dụng với hình thức XNK chính ngạch và tiểu ngạch đạt khá lớn. Năm 2001, đạt 10,38 triệu USD. Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 9,2 triệu USD.
Để khai thác các tiềm năng của khu vực kinh tế cửa khẩu, An Giang đã chủ trương ưu tiên chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp. Mục tiêu của tỉnh là phát triển khu vực kinh tế cửa khẩu thành đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng, điểm trung chuyển hàng hóa giữa các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực ĐBSCL với các nước láng giềng Đông Nam á, đồng thời tạo việc làm và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho các hộ dân thuộc khu vực cửa khẩu và vùng đệm nội địa. Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên như: miễn giảm tiền thuê đất, thuế sử dụng đất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian xây dựng cơ bản, tạm ngừng xây dựng do gặp khó khăn, giảm 15% đối với các dự án có vốn đầu tư từ 1 triệu USD đến 5 triệu USD, 20% đối với các dự án có vốn đầu tư trên 5 triệu USD, giảm 5% cho trường hợp trả trước tiền thuê đất trong 5 năm và tăng mỗi năm lên 1%. Miễn tiền thuê đất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh 10 năm cho 5 dự án đầu tiên vào khu công nghiệp; Miễn tiền thuê đất 5 năm cho 5 dự án kế tiếp cùng với miễn giảm từ 4 đến 8 năm thuế thu nhập doanh nghiệp, tái đầu tư, thuế thu nhập bổ sung, XNK, chuyển thu nhập ra nước ngoài.
Ngoài chính sách thu hút phát triển kinh tế, tỉnh còn có chính sách đặc biệt dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam được miễn lệ phí trước bạ thuế GTGT; Được hỗ trợ 10 đến 100% chi phí bồi hoàn giải phóng mặt bằng cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cụm tuyến dân cư. Tạo quỹ đất cho các doanh nghiệp thuê và ưu tiên các dự án đầu tư theo hình thức xã hội hóa hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, vệ sinh môi trường, đào tạo ngành nghề...
Đến cửa khẩu Khánh Bình
Chợ Long Bình (còn gọi là Khánh Bình) hiện có 300 hộ kinh doanh cố định, khách hàng Campuchia qua hàng ngày khoảng 200-300 người/ngày; trị giá hàng hóa mua bán khoảng 6 tỷ đồng/tháng. Đây là chợ quy mô vào loạt nhất nhì trong tổng số 9 chợ biên giới được công nhận của tỉnh An Giang. Theo đó, không bao lâu nữa, Chính phủ sẽ cho nâng cấp cửa khẩu Khánh Bình lên thành cửa khẩu quốc gia như đề nghị của tỉnh An Giang.
Hàng hóa Campuchia xuất qua cửa khẩu này chủ yếu là hàng may mặc, gỗ súc, nông sản... Trong khi hàng Việt Nam xuất qua Campuchia nhiều nhất là xăng dầu, sắt thép, phân bón, rau quả, nhựa và sản phẩm nhựa, xà phòng, ngũ cốc, thủ công mỹ nghệ... Gần đây, nhiều bạn hàng Campuchia còn tiêu thụ cả giày dép, gạo, cà phê, nước trái cây, than đá... đều là những mặt hàng mà ta có thế mạnh và khả năng cung ứng còn rất lớn. Chính sự thuận lợi trong giao thông là lợi thế so sánh cửa khẩu Khánh Bình. ước tính, từ đây lên đến Phnôm Pênh chỉ khoảng 70 km, tức là gần hơn từ cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên lên Phnôm Pênh khoảng 60 km. Về đường sông, từ cảng chợ Long Bình có thể xuôi về Châu Đốc, Long Xuyên hay đến tận Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh lân cận, lại có thể ngược dòng Bình Di lên tận thủ phủ Kandal hay Thủ đô Phnôm Pênh. Và cuối cùng, lợi thế mà ít có cửa khẩu nào trong cả nước có được là đối diện với chợ Long Bình hiện tại chợ Thum (xã Pec Chray, huyện Co Thum tỉnh Kandal) hoạt động nhộn nhịp suốt cả ngày đêm.
Hiện tại, Việt Nam và Campuchia đã ký kết Hiệp định Thương mại, Hiệp định mua bán qua biên giới giữa 2 nước và sắp tới sẽ có Hiệp định Thanh toán thương mại. Đây là những cơ sở pháp lý cần thiết cho sự phát triển kinh tế biên mậu giữa An Giang với Campuchia và thông qua Campuchia với các nước ASEAN.
Khu kinh tế cửa khẩu mở ra cơ hội phát triển thương mại ở An Giang
TCCT
Ngày 15/9/2002, cửa khẩu quốc gia Tịnh Biên (An Giang) đã chính thức được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế. Đây là bước ngoặt, không những mở ra hướng phát triển cho toàn khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên