Con số & Suy ngẫm

1. Tổng cục Thống kê vừa công bố tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm 2003 đạt 605.491 tỷ đồng. Với dân số 80.665.700, GDP đầu người trong năm đã đạt 7.506 ngàn đồng, tương đương với
 

3.       Nông nghiệp của Đài Loan hiện chỉ còn chiếm 1,9% GDP (năm 2000) còn của Hàn Quốc chỉ chiếm 4% GDP (2001). Nhưng nông nghiệp của Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng 22% GDP so với 24,5% GDP vào năm 2000, nghĩa là trong 4 năm chỉ giảm khoảng 2,5%

4.       Trong cơ cấu dân số năm 2003, tỷ lệ dân nông thôn vẫn chiếm tới 74,58%, tỷ lệ này năm 2001 là 75,26%, nghĩa là trong 3 năm, dân thành thị chỉ tăng chưa được 0,7%. Với đà này, 20 năm nữa (năm 2024) dân thành thị mới tăng thêm được 14%, lúc đó dân thành thị cũng mới chiếm được khoảng 39%, trong khi mục tiêu là nước ta phải trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 (17 năm nữa), mà một trong những tiêu chí của một nước công nghiệp là dân số thành thị ít nhất phải chiếm trên 50%.

5.       Về lĩnh vực dịch vụ, ở các nước công nghiệp phát triển, dịch vụ bao giờ cũng chiếm tỷ trọng rất lớn, đến 70-80% GDP. Nhưng ở nước ta, dịch vụ không những không tăng mà liên tục bị giảm, năm 2003 chỉ còn chiếm 38,2% GDP trong khi kế hoạch 5 năm trước (1996-2000) có năm lĩnh vực này đã chiếm tới 44% GDP.

6.       Tổng kết Kinh tế-xã hội Việt Nam 3 năm (2001-2003), Tổng cục Thống kê nhận xét : “Số doanh nghiệp kinh doanh có lãi năm cao nhất cũng mới chiếm 73% tổng số doanh nghiệp, với mức lãi còn thấp (từ 50 đến 60 ngàn tỷ đồng mỗi năm) và tăng chậm; tỷ suất lợi nhuận thấp, mới đạt gần 5% trên vốn và 5,3% trên doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận này còn thấp hơn rất nhiều so với lãi suất cho vay vốn ưu đãi của ngân hàng”.

7.       Honda Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Philippines và Lào 34.700 xe Wave Alpha, trị giá 18 triệu USD với tỷ lệ nội địa hóa hơn 70%. Tính cụ thể, mỗi xe Ware Alpha bán ở nước ngoài chỉ có 518,73 USD (khoảng 8,299 triệu đồng), trong khí đó cũng loại xe này bán ở Việt Nam với giá cao hơn gần 5 triệu đồng/chiếc.

8.       Để làm tăng trưởng được 1 đồng GDP thì xã hội phải đầu tư 4,7 đồng. Trong khi vào thời kỳ từ 1995 – 1996, mỗi năm vốn huy động đầu tư phát triển của cả nước so với GDP chỉ chiếm từ 31,7% - 32,1% nhưng tốc độ tăng trưởng GDP lại đạt từ 9,34% - 9,54% (thời kỳ cao nhất trong 10 năm qua). Tính ra để có 1 đồng GDP tăng trưởng thì vốn đầu tư cần từ 3,3 – 3,4 đồng. Như vậy, để tạo cho GDP tăng 1 đồng trong năm 2004 thì phải đầu tư tăng thêm 1,3 đồng so với cách đây 8 – 9 năm, tức hiệu quả đầu tư đã giảm 38%.

9.        Qua kiểm tra 14 dự án đã phát hiện sai phạm tới 1.235 tỉ đồng, bằng 19,1% tổng số vốn đầu tư. Số vốn chi sai phạm bị “bốc hơi” dài dài từ khâu thiết kế, đến thi công, giám sát, nghiệm thu... Tại TPHCM, có dự án đầu tư 3,7 tỉ đồng vốn mà bị tham ô tới 1,3 tỉ đồng, chiếm 35% vốn xây dựng công trình...

10.     Theo Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), hiện có khoảng 38.000 du học sinh Việt Nam ở nước ngoài. Trong đó, khoảng 65% là du học tự túc. Hàng năm, Việt Nam đầu tư cho nước ngoài khoảng 1 tỷ USD cho du học sinh.

11.    Tuy chưa có số liệu đầy đủ, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, trong đầu tư và xây dựng, lãng phí ở các khâu do các quyết định không sát, không đúng chiếm khoảng 60-70% tổng số lãng phí, thất thoát.

  • Tags: