Nói đầu tư công nghiệp theo phông trào là chưa chính xác!

Trao đổi với báo chí sau khi báo cáo Quốc hội về tình hình và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hôm nay, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, cần có cái nhìn toàn diện khi đánh giá chính sách đầu

 

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, một số ngành công nghiệp đang được đầu tư theo phong trào, chưa chú ý tới hiệu quả. Ví dụ, xi măng Thái Lan nhập khẩu rẻ hơn hàng nội 60.000 đồng/tấn, hay công suất ngành thép vượt quá nhu cầu trong nước. Điều này cũng được Uỷ ban Kinh tế ngân sách của Quốc hội nhắc tới. Chính phủ giải thích thế nào ?

Nói đầu tư theo phong trào là chưa chính xác. Tất cả đều theo quy hoạch, kế hoạch của Chính phủ. Đúng là việc quản lý đầu tư chưa tốt, ví dụ có quy hoạch nhưng chưa có kế hoạch về vốn, có dự án nhưng không làm được việc giải phóng mặt bằng... và vì vậy mà không phát huy được hiệu quả. Đây là việc cần rút kinh nghiệm.

Riêng với xi măng và thép, tôi cho rằng, đánh giá như vậy chưa đúng. Ví dụ giá xi măng Thái Lan rẻ như vậy là vì họ tài trợ để xuất khẩu, giá thực bán trong nước họ cao hơn. Những dự án xi măng mà Chính phủ đã phê duyệt, giá thành đều thấp hơn nhiều. Giá hiện tại trong nước cao là một cách bảo hộ cho nhà sản xuất sớm thu hồi vốn. Một đời nhà máy xi măng chừng 50 năm, nhưng cho khấu hao nhanh 10 năm hoặc ngắn hơn để khi vào AFTA, các nhà máy đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

Ngành Thép cũng vậy, các dự án về lâu dài đều hiệu quả. Không nên  nhìn vào công suất dư thừa để đánh giá. Hiện nhu cầu trong nước chỉ chừng 2,7 triệu tấn, nhưng nếu bây giờ giá đầu tư rẻ, chủ đầu tư khẳng định hiệu quả thì cứ để họ làm, kể cả thừa công suất. Bài toán kinh tế là năng lực sản xuất cao hơn nhu cầu thị trường chừng 1/3 thì mới thúc đẩy hạ giá, cạnh tranh, đổi mới công nghệ. Cần nhìn xa hơn là nhu cầu công nghiệp hóa tới đây sẽ rất lớn, nhất thiết phải có những nhà máy cán nguội phục vụ công nghiệp ôtô, và cán nóng phục vụ công nghiệp tàu thủy. Những dự án này đều có hiệu quả, đủ sức cạnh tranh. Ngoài ra còn phải có dự án sản xuất phôi thép để chủ động từ nguyên liệu, để có thể giá thành cho sản phẩm thép.

- Ngân hàng thế giới cho rằng, đầu tư như vậy là đang theo hướng sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và quá bảo hộ sản xuất trong nước ?

- Nhận xét như vậy là không thực tế. Nếu quá bảo hộ, thiếu chính sách cạnh tranh thì làm sao tăng trưởng xuất khẩu cao được vậy. Phải chú ý tới thị trường 80 triệu dân trong nước, không thể bỏ ngỏ cho doanh nghiệp nước ngoài. Chính phủ chủ trương sản xuất thay thế nhập khẩu, nhưng không bảo hộ tràn lan, mà phải bằng các yếu tố cạnh tranh, bằng lợi thế có sẵn? Hay như chương trình bột giấy, gỗ rừng khai thác bán thô rất rẻ mạt trong khi phải nhập bột giấy nước ngoài giá cao. Tại sao không đầu tư phát triển rừng, tạo công ăn việc làm cho người dân ? Có người phê phán vấn đề này, nhưng cho cho rằng, đầu tư vào những ngành trong nước có lợi thế là tốt, không chỉ để phục vụ trong nước mà còn đủ sức xuất ra ngoài. Cứ nhằm vào các yêu cầu thị trường – cạnh tranh – hiệu quả mà làm, để xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ của mình.

Nhưng đầu tư vào thời điểm này liệu có muốn không, khi mà ATFTA đã đến rất sát?

Cũng có thể nói muộn, nhưng muộn còn hơn không.

Báo cáo của Chính phủ đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP 2004-2005 là trên 8%. Chính phủ dựa trên những cơ sở nào?

Thứ nhất, thành tựu đạt được trong 3 năm qua và nhất là năm 2003, năng lực sản xuất đã tăng. Thứ hai, đầu tư toàn xã hội trong nước thời gian qua tăng khá, ta lại đang sửa đổi Luật Đầu tư theo hướng biến đất thành vốn đầu tư sản xuất, nên đầu tư từ nguồn trong nước đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế ở mức dodọ cao trong những năm tới. Ta cũng đang cải cách thể chế, với hướng đi rõ ràng, nên chắc cahứn đầu tư từ bên ngoài sẽ tăng mạnh. Thứ ba, thị trường trong nước đang mở rộng rất nhanh, đặc biệt thu nhập của nông dân năm 2001-2002 tăng 22% và năm nay tăng mức xấp xỉ. Chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp kích cầu đầu tư, đang phát  hiệu quả rõ rệt. Thị trường bên ngoài cũng khá tốt, đang chiếm 50% GDP và kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng năm nay là 16% - mức khá cao. Cơ sở trên cho phép chúng ta phấn đấu tăng GDP 8,1-8,2% trong những năm tới. Tuy nhiên, đây là mục tiêu rất cao, phải cố gắng nhiều, đặc biệt là tập trung tăng hiệu quả, hiệu lực quản lý đầu tư.

Chính phủ nghiên cứu phát hành trái phiếu ra nước ngoài đã lâu, sao không triển khai mà lại chuyển sang huy động trong dân ?

Thời điểm này chưa chín muồi, vì vậy, Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu để khi cần thiết, có dự án tốt thì phát hành trái phiếu quốc tế ngay. Việc này cần cân nhắc nhiều yếu tố: lãi suất bên ngoài có chấp nhận được không ? có hiệu quả vay đầu tư không ? và có trả nợ được không ? Hệ số tín nhiệm của Việt Nam được đánh giá tăng lên, nhưng lãi suất vay ngoại tệ mà tổ chức tín dụng bên ngoài chào mời ta vẫn là 9%/năm. Trong khi đó, mức các ngân hàng huy động trong nước là 2-3% vẫn chưa dùng hết, phải tái gửi ra nước ngoài.

Đặt ra việc phát hành trái phiếu trong nước là vì lúc này mức vay nợ dân của Chính phủ mới chiếm 10%, nên có thể tập trung huy động thêm. Việc này cũng giúp giải quyết tình trạng nợ đọng và đầu tư các công trình hạ tầng. Lâu nay ta chỉ có khả năng chi 28-30% ngân sách cho xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, không thể đáp ứng đủ. Để bù đắp cần phát động dân mua công trái. Ví vụ những năm tới, các dự án cơ sở hạ tầng cần đầu tư 100.000 tỷ, sẽ phải huy động một nửa từ dân. Tuy nhiên, lãi suất công trái cần cân nhắc ở mức hợp lý, không ảnh hưởng tới việc điều tiết giảm lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng – hiện đang ở mức quá cao. Ngoài ra cần quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn huy động từ dân, bởi tính thêm mức lãi suất trái phiếu hiện nay thì sau 5-6 năm nữa, chi phí đầu tư sẽ tăng gấp rưỡi.

Trong giờ Quốc hội giải lao buổi chiều, trao đổi với PV Tạp Chí Công nghiệp và một số phóng viên khác, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giải thích về số 11.000 tỷ đồng nợ xây dựng cơ bản như sau: “ Khi đứng trước một sự việc, chúng ta cần bình tĩnh mà xem xét. 11.000 tỷ đồng đồng đầu tư vào đâu? Tôi có thể nói với các đồng chí là đầu tư tất cả vào các công trình hạ tầng cơ sở. Tất cả các địa phương đều có trách nhiệm với dân, nên đã đầu tư vào đường, điện, thuỷ lợi, trường học và trạm xá. Chỉ có một số rất ít là xây nhà cơ quan và cũng rất cần thiết. Ví dụ, nhiều tỉnh chia tách mới và không thể làm việc mà không có nhà. Còn 3.700 tỷ đồng của các ngành T¦ thì đều được đầu tư vào đường giao thông, điện và thuỷ lợi là chính.

Có một thực tế là, nhu cầu đầu tư thì lớn, mà ngân sách thì có hạn. Như năm nay, các danh mục đầu tư “có tên, có họ” đàng hoàng mà các địa phương đệ trình lên, nói con số tròn cho các đồng chí dễ nhớ, là 100.000 tỷ đồng, nhưng ngân sách cả T¦ và địa phương chỉ đáp ứng 50.000 tỷ đồng. Các địa phương cho rằng, trước sau gì cũng làm, nên bàn với bên B ứng tiền ra làm trước. Bên B đang không có việc làm và nếu nhận làm thì không phải đấu thầu, nghiễm nhiên được chỉ định thầu. Cho nên, chúng ta sẽ xem xét cụ thể, công trình nào trong kế hoạch thì chúng ta giải quyết (trả nợ xây dựng cơ bản). Nguồn trả nợ sẽ lấy từ Ngân sách bổ sung hàng năm cho các địa phương, ưu tiên trả nợ trước, sau đó là các nguồn vượt thu của địa phương và các nguồn thu khác. Chính phủ nói, không thanh toán các công trình ngoài kế hoạch vì thực tế, Chính phủ không có tiền để thanh toán các công trình đó. Qua đây, các địa phương và bên B cũng cần rút kinh nghiệm để có các quy định chặt chẽ hơn trong vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng.

Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định:” Không có dự án vượt cấp lên thẳng Thủ tưởng Chính phủ mà không qua các bộ chức năng và Thủ Tướng có quyền quyết định dự án nhóm C, như thấy cần xây trạm xá mà chưa xây thì thủ Tướng có quyền yêu cầu làm và chi tiền. Chứ không phải Thủ Tướng là “cái máy”, ai đề nghị thì ký, ai không đề nghị thì thôi”.

  • Tags: