Tổng kết 5 năm Công nghiệp Hà Nội ưu tiên các ngành có hàm lượng chất xám cao

Trong giai đoạn 2001 – 2005, giá trị SXCN trên địa bàn Thủ đô đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân là 19,4%/năm, đồng đều ở tất cả các khu vực, các thành phần kinh tế và ở hầu hết các ngành hàng. Với

5 năm qua, Sở đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực như: Hội thảo, tham quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước, xây dựng và phát triển thương hiệu… giúp các doanh nghiệp có thêm kiến thức để hội nhập kinh tế quốc tế đạt hiệu quả. Qua việc tham gia các chương trình này, các doanh nghiệp Thủ đô đã có sự chuyển biến lớn trong nhận thức. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể bằng cách xây dựng, củng cố hơn nữa thương hiệu của mình, tiêu biểu là các công ty: May 10, Ô tô 1-5, Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Kim khí Thăng Long, Xuân Hòa, Giầy Thượng Đình, Nhật Linh… Đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Sở cũng cung cấp thông tin về cơ chế, chính sách, quy hoạch, định hướng của Thành phố, giúp các doanh nghiệp tìm kiếm mặt bằng sản xuất, đối tác, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức đào tạo kiến thức về quản trị kinh doanh, hội nhập kinh tế quốc tế…

Hoạt động xuất khẩu của Hà Nội có xu hướng tăng cao, tập trung chủ yếu ở các ngành Điện tử, Cơ khí, Chế biến thực phẩm… Kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 995 triệu USD (năm 2001) lên 2.588 triệu USD (năm 2005). Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh phần lớn là từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và không đồng đều giữa các ngành. Theo chủ trương sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước và chỉ đạo của UBND Thành phố, từ năm 2001, Sở đã triển khai tích cực công tác sắp xếp, đổi mới phát triển, nâng cao hiệu quả DNNN. Tính đến năm 2005, Sở đã hoàn thành về cơ bản công tác này với kết quả: sáp nhập 18 doanh nghiệp, cổ phần hóa 28 doanh nghiệp, chuyển đổi thành Công ty TNHH nhà nước một thành viên 11 doanh nghiệp, chuyển đổi 1 đơn vị sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, công ty con. Cũng trong 5 năm qua, nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác trong ngành Công nghiệp, Hà Nội có khoảng 430 doanh nghiệp công nghiệp đã đầu tư vào các tỉnh bạn. Hầu hết các dự án được đầu tư đều có công nghệ mới, tiên tiến, quy mô vốn bình quân đạt khoảng một trăm tỷ đồng, như Công ty Kim khí Thăng Long, Bia Việt Hà, Giầy Thượng Đình, Xuân Kiên, Việt Hàn, Hòa Phát…

Với chức năng quản lý nhà nước, Sở Công nghiệp Hà Nội đã tham gia xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề, đề ra giải pháp thực hiện các chương trình của Thành ủy, như phát triển kinh tế ngoại thành, kinh tế HTX, kinh tế tư nhân… Đồng thời, làm đầu mối cho các doanh nghiệp dân doanh có nhu cầu mở rộng hợp tác quốc tế thông qua việc tham gia chương trình phát triển kinh tế tư nhân DANIDA của Đan Mạch, phát triển dự án MEKONG- MPDF; tổ chức hội thảo đề giúp các doanh nghiệp tiếp cận với các nhà khoa học và tìm hiểu những vấn đề về lựa chọn công nghệ… Từ các chương trình trên, các doanh nghiệp dân doanh đã tìm được bạn hàng xuất khẩu lâu dài, ổn định, đầu tư và sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2005- 2010, Công nghiệp Hà Nội ưu tiên phát triển các ngành có hàm lượng chất xám và công nghệ cao như công nghệ tự động hóa, sinh học, vật liệu xây dựng, tập trung phát triển các ngành có lợi thế, có thương hiệu và có thể đứng hàng đầu cả nước như các sản phẩm công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, chế biến thực phẩm, nội thất cao cấp… khuyến khích phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng nguồn vốn tư nhân, tạo ra một mạng lưới vệ tinh sản xuất và xuất khẩu cho các công ty lớn. Cũng trong giai đoạn này, ngoài nhiệm vụ lấp đầy các KCN tập trung đã hình thành cũng như tiếp tục xây dựng hai khu công nghệ Nam Thăng Long và Hòa Lạc, Hà Nội tiếp tục xây dựng một số KCN có quy mô lớn ở ở ngoại thành bằng nguồn vốn đầu tư trong nước.

Tận dụng ưu thế của Thủ đô, Công nghiệp Hà Nội có rất nhiều thuận lợi để tạo ra những bước đột phá lớn, ngày càng phát triển, xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
  • Tags: