Bức tranh đang sáng lên

Năm 2002 đã khép lại. Những ngày đầu năm 2003 cũng dần trôi mau, dẫn con thuyền Việt Nam tới bến bờ hội nhập. Nhìn lại chặng đường đầy sóng gió của năm cũ, vượt qua bao gian nan thách thức, nền kinh t

Tương lai tươi sáng…

Năm 2002 có lẽ là năm điển hình của sự trắc trở; thiên tai, lũ lụt, hạn hán triền miên; thêm vào đó, là cả một thị trường thế giới đầy những bất lợi; đặc bệt, sau sự kiện 11-9 tại Mỹ đã đẩy nền kinh tế toàn cầu nói chung và những đầu tàu kinh tế nói riêng rơi vào tình trạng thoái trào… Song vựot qua thách thức và những trở ngại đó, nhờ biết phát huy nội lực mà nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng (GDP) 7,04% , cao thứ hai trong khu vực; sở dĩ có được kết quả đó, một phần do giá trị sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng trên 14,5%, phần nào bù lỗ cho những khoản thiệt hại về xuất khẩu  trong 10 tháng đầu năm và đến 2 tháng cuối năm, thì xuất khẩu đã vươn lên làm cuộc bứt phá ngoạn mục, đưa kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt ngưỡng 16 tỷ USD. Và, bước sang năm 2003, trên thế trận “ tăng trưởng ”  đó, buộc Ngân hàng thế giới (WB) cũng phải đưa ra nhận định lạc quan rằng: triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2003 đang đi đúng hướng và sẽ sôi động. Nghĩa là đồng ý với những chỉ tiêu mà kỳ họp thứ 2, Quốc Hội khoá XI của Việt Nam đưa ra , tăng trưởng GDP sẽ từ 7 hoặc 7,5%.

Năm 2003 cũng là năm đầu tiên mà Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ AFTA đối với 760 dòng thuế, có mức thuế suất xuống còn từ 10- 20%, thay cho mức thuế 40- 50% như trước đây. Do vậy, với việc thực hiện nghĩa vụ này, xét trên thực tại tổng thể của cả nền kinh tế, các chuyên gia kinh tế ví rằng, nền kinh tế Việt nam như một bức trang sáng, song nếu nhìn kỹ vẫn thấy hiện hình không ít gam màu lạnh…

Nếu không còn những gam màu…tối

Đành rằng không thể phủ nhận được trong lúc kinh tế thế giới đang lâm vào tình cảnh khó khăn. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế không những làm nản lòng các nhà đầu tư mà còn làm chao đảo thị trường chứng khoán và tiền tệ quốc tế; đặc biệt là thị trường phố Wall…thì kinh tế Việt Nam vẫn có những bứt phá đi lên đáng khâm phục. Song cũng thẳng thắn mà nói, nếu xét trên phạm vi toàn cầu thì tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam vẫn còn quá yếu; không những vì mẫu mã đơn điệu, mà còn bởi giá thành của sản phẩm quá cao. Lý do dẫn đến tình trạng này cũng thật đơn giản; vì rằng hầu hết những chi phí đầu vào cho sản xuất và kinh doanh hiện nay đều bị chi phối bởi cacsdoanh nghiệp độc quyền, như điện, hàng không, bưu chính viễn thông…Đơn cử, như việc chi phí cho vận tải bến cảng; giá chuyển một Container- 4 feet đến một hải cảng của Nhật Bản từ Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh là khoảng 1.500 USD, cao hơn nhiều từ BangKok tới (1.300 USD), hay từ Malaysia sang (1.084 USD) và cao gấp hai lần từ Thượng Hải tới (700 USD), gấp 3 lần từ  Singapore tới (540 USD). Còn về giá điện, theo đánh giá của Tổ chức xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (Jetro) thì giá đện kinh doanh bình quân của Việt Nam là 0,07 USD/Kwh, cao gấp hai lần mức giá của Thái Lan…Các chi phí “ bất thành văn”  ở Hải Cảng, Hải Quan, bốc xếp…đặc biệt là ở các tỉnh cao đến mức ngẹt thở đối với doanh nghiệp, chiếm đến 7-10% giá thành, có khi còn hơn cả chi phí tiền lương, nên đã hạn chế tính cạnh tranh của các doanh nghiệp không độc quyền. Vì thế, chẳng phải ngẫu nhiên, tại diễn đàn tư nhân Nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam tổ chức vừa qua tại Hà Nội, một đại biểu nước ngoài phải thốt lên “ trong thực tế ở một số địa phương của Việt Nam còn có một khoảng cách quá xa giữa các quy định cuả luật pháp và hành vi thực thi pháp luật của các cán bộ, công chức của các cơ quan công quyền. đây chính là điều khó khăn nhất và cũng là rào cản lớn nhất” .

Trong khi, Việt nam đã phải thực thi các cam kết trong khuôn khổ nội khối ASEAN và tiến tới là gia nhập WTO, thì quá trình sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước vẫn còn diễn ra quá ư chậm chạp. Nếu tính đến cuối tháng 12/2002, trên địa bàn cả nước mới chỉ có 1.035 DNNN/tổng số hàng chục ngàn doanh nghiệp được chuyển đổi; còn lại vẫn không chịu thoát khỏi cái “ bầu bú”  quen thuộc của nhà nước để tự ra bươn chải…Dẫn đến tình trạng, thị trường chứng khoán- kênh huy động vốn bậc cao về nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, mặc dù đã đi vào hoạt động được trên 2 năm nhưng vẫn không thể nào thoát khỏi cảnh chợ chiều. Đấy là chưa kể đến tình trạng tham nhũng, thất thoát…niềm đau của xã hội vẫn chưa được đẩy lùi. Hàng năm số tiền đầu tư xây dựng cơ bản lên tới hàng ngàn tỷ đồng, thế nhưng khi báo cáo lại thất thoát lên đến 30-40%..thế mà chẳng ai bị vạch mặt, chỉ tên…

Bên cạnh đó, sự ỳ ạch trong quá trình cải cách hành chính vẫn chưa có dấu hiệu khả quan, khiến cho nhiều người thắc mắc tham nhũng, thất thoát… đã làm cho một bộ phận “ phất lên”  nhanh chóng, gây lên sự phân biệt về khoảng cách dầu ngèo trong xã hội; thì tình trạng hàng năm, ngân sách nhà nước phải bơm ra một số tiền không nhỏ để nuôi bộ máy công chức nhà nước cồng kềnh (thậm chí có nhiều công chức chỉ đến cơ quan ngồi chơi, xơi nước.. chờ lên lương) còn bất bình đẳng hơn. Và, giá như số tiền ấy được chi làm làm các công trình an sinh xã hội còn có ích hơn nhiều…

Năm mới đang đến gần, theo phong tục của người á đông nói chung và nguời Việt Nam ai nói riêng không muốn “ Ăn cơm mới nói chuyện cũ” . Nhưng âu việc cũng đã rồi, nhắc lại đôi chút để mong sao bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2003 sẽ tiếp tục bừng sáng, nhằm xua tan những gam màu lạnh giá. Và để điểm tô cho bức tranh đó, năm nay Chính phủ cũng đã cương quyết lấy năm 2003 làm năm sắp xếp - đổi mới doanh nghiệp nhà nưóc và đẩy mạnh cải cách hành chính. Với quyết tâm này, tin tưởng rằng kinh tế Việt Nam sẽ phát triển hơn nữa và con thuyền Việt Nam sẽ vững bước trên buức đường hội nhập/

  • Tags: