Những việc cần làm ngay

Là khái niệm mở, phản ánh quá trình các quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở, ký kết và tuân thủ các cam kết song phương, đa phương, tham gia các định chế kinh tế - tài chính quốc tế theo hướng ng

Trong xu hướng cùng với cả nước chủ động HNKTQT một cách hiệu quả, an toàn theo những mục tiêu, nguyên tắc và lộ trình mà Đảng và Nhà nước đã thông qua, Hà Nội cần coi trọng một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, tăng cường sự nhận thức và các thông tin thống nhất, toàn diện, cập nhật và thiết thực về HNKTQT ở tất cả các cấp, ngành, lĩnh vực, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân. Đặc biệt, cần có sự hiểu biết đúng đắn về các thuận lợi- khó khăn, khả năng cạnh tranh và tác động 2 mặt của HNKTQT trên địa bàn Thủ đô nói chung, đối với từng ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp và sản phẩm nói riêng.
Thứ hai, xây dựng và thực hiện tập trung, nhưng linh hoạt chương trình tổng thể về HNKTQT,  được cụ thể hoá thành các đề án HNKTQT của từng sở, ngành, lĩnh vực với lộ trình thích hợp, vừa nhất quán với lộ trình chung của cả nước, vừa cụ thể hơn về nội dung, nhiệm vụ, mục tiêu, sớm đón bắt và chủ động đẩy nhanh hơn về tiến độ, yêu cầu cao hơn về mức độ và kết quả...
Thứ ba, cải thiện căn bản sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, không ngừng tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của các sản phẩm chủ lực và bảo đảm an ninh kinh tế, chính trị, môi trường, ổn định trật tự xã hội, giảm thiểu tác động mặt trái của HNKTQT đã, đang và sẽ luôn là những vấn đề nổi bật, bao quát và đòi hỏi sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, chặt chẽ nhất của tất cả các cấp, ngành, đơn vị và cá nhân trên địa bàn trong quá trình HNKTQT. Đặc biệt, cần hết sức chú ý xử lý các nhóm nguy cơ tiềm ẩn từ sự mở rộng HNKTQT thiếu chủ động và thận trọng là: sự gia tăng thiệt hại về tài chính và môi trường do thiếu thông tin thị trường và hiểu biết kỹ thuật; những khó khăn do thiếu ngoại tệ gắn với nhập siêu kéo dài, số lượng lớn; sự gia tăng những chấn động, đổ vỡ tài chính trên thị trường tài chính; sự gia tăng các loại tội phạm kinh tế mới gắn với tình trạng thiếu hoàn thiện của các cơ chế thị trường. Nguy cơ nền văn hoá dân tộc và đạo đức xã hội bị biến dạng và đồng hoá; sự gia tăng các đổ vỡ, phá sản doanh nghiệp kéo dài làm gay gắt thêm sức ép việc làm và các chấn động xã hội khác v..v...
Để đối phó với những nguy cơ trên và chủ động HNKTQT có hiệu quả, Thành phố đứng trước “những việc cần làm ngay”, mà cụ  thể là:
1. Xây dựng một Ban chỉ đạo HNKTQT trực thuộc UBND Thành phố, có cơ quan thường trực, có đại diện kiêm nhiệm của các sở, ban, ngành Hà Nội.
2. Xây dựng và sớm triển khai chiến lược đối ngoại tổng thể của Thủ đô, gắn chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại và HNKTQT của Hà Nội. Đẩy mạnh cải cách hành chính ở các khâu, lĩnh vực liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại và dịch vụ đối ngoại của Thành phố. Coi trọng hỗ trợ các doanh nghiệp của Hà Nội đang và sẽ đầu tư ra nước ngoài.  Tăng cường phân cấp quản lý KT-XH (đặc biệt là NSNN, trong đó có vốn đầu tư XDCB) cho các cấp quận, huyện trên địa bàn Thành phố. Coi trọng phân công chức năng, nhiệm vụ cụ thể và đào tạo kiến thức quản lý nhà nước đối với quá trình HNKTQT cho đội ngũ cán bộ cấp quận, huyện.
3. Tổng điều tra phân loại các doanh nghiệp trên địa bàn theo khả năng cạnh tranh trong HNKTQT để có giải pháp, lộ trình hỗ trợ thích hợp. Xây dựng thí điểm 1-2 tập đoàn doanh nghiệp đa sở hữu của Hà Nội, định hướng hoạt động xuyên quốc gia, trước hết chọn trong các ngành chủ lực của Hà Nội. Tập trung hỗ trợ xây dựng một số thương hiệu hàng hoá có sức cạnh tranh của Hà Nội.
4. Thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành xây dựng, hoàn thiện, hiện đại hoá và thực hiện bắt buộc hệ thống chỉ tiêu định mức, tiêu chuẩn nghiệp vụ, kỹ thuật và chất lượng hoạt động của toàn cơ quan, từng phòng, ban, bộ phận, công đoạn, quy trình và cá nhân... nhằm chuẩn hoá và nâng cao chất lượng, trình độ công tác chuyên môn. Thực hiện “ISO hoá” trên phạm vi toàn Thành phố.
5. Xây dựng mạng thông tin Thành phố và phát triển các dịch vụ thông tin- tư vấn cần thiết, giá rẻ liên quan đến HNKTQT (pháp lý, bổ trợ tư pháp, thông tin quản lý nhà nước và thị trường...). Cấp kinh phí NSNN để tăng cường xuất bản các tài liệu về HNKTQT và thị trường một cách đồng bộ, hệ thống và cập nhật... Thường xuyên mở lớp và tăng cường tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức về HNKTQT cho cán bộ công nhân viên chức, các doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô dưới tất cả các hình thức, nhất là lớp tập trung và truyền hình, báo chí.
6. Hỗ trợ NSNN lập văn phòng Trung tâm HNKTQT (thương mại, đầu tư, lao động) ở Mỹ, EU và một số nước khác để tiến hành xúc tiến thương mại, đầu tư, xuất khẩu lao động Hà Nội và các tỉnh khác. Thành lập quỹ xúc tiến đầu tư và xuất khẩu của Thành phố để tài trợ tập trung cho hoạt động mở rộng thị trường và vận động đầu tư ở nước ngoài của các doanh nghiệp Hà Nội và các địa phương có nhu cầu.
7. Thành phố kết hợp với trung ương, ưu tiên phát triển các cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị phục vụ hướng ngoại (nhà ga, cảng, điểm thông quan, các trung tâm thông tin, dịch vụ tài chính - tiền tệ- ngân hàng, tư pháp, báo chí, y tế, giáo dục, giải trí quốc tế...). Tập trung vốn NSNN ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng ngoài hàng rào các KCN và xây dựng thêm các KCN nhỏ cho các doanh nghiệp trong nước thuê (công khai và đấu thầu giá, điều kiện cho thuê...). Thống nhất nhanh chế độ một giá dịch vụ giành cho các đối tượng kinh doanh là người nước ngoài và Việt kiều như giá giành cho người trong nước trên địa bàn Thủ đô.
8. Điều chỉnh mạnh về nhân sự, nhất là cán bộ chủ chốt liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại và HNKTQT.  Thành phố tăng nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục-đào tạo để xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia, xây dựng một số trường đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Thành phố cũng cần ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cho các trường trọng điểm, chất lượng cao, có những chế độ ưu đãi tạo điều kiện học hỏi, mở rộng quan hệ, giao lưu với các trường trong khu vực và quốc tế để đi đầu trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, phương thức đào tạo, nhằm đào tạo những học sinh có chất lượng cao, tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức trong tương lai. Có đề án dài hạn về đào tạo và sử dụng cán bộ nguồn trẻ, được đào tạo cơ bản và xuất thân từ những sinh viên xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học trên địa bàn hoặc nước ngoài.
9. Khẩn trương nghiên cứu hoặc phối hợp với các cơ quan trung ương xây dựng và triển khai thí điểm các chế tài tài chính đủ mạnh (phạt tiền thật nặng) theo khuôn khổ pháp lý thích hợp để tránh tình trạng bán phá giá, bán hàng kém chất lượng ra thị trường, chống gian lận thương mại và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu v.v...Đồng thời, sử dụng đồng bộ cả các biện pháp kinh tế, lẫn các biện pháp hành chính để ngăn chặn hiệu quả nạn buôn lậu, hàng giả, kinh doanh thiếu đạo đức, thực thi nghiêm ngặt luật cạnh tranh, luật chống đầu cơ....
10. Khẩn trương điều chỉnh các định mức tài chính trong hoạt động phát triển kinh tế và khoa học - công nghệ một cách thực tế và cởi mở, linh hoạt hơn, nhằm tạo thuận lợi và tránh hiện tượng biến báo, gian lận trong quản lý tài chính đối với các hoạt động này. Giảm phí sử dụng Internet, cước phí liên lạc viễn thông quốc tế và các dịch vụ cung cấp thông tin về thị trường công nghệ xuống ngang với mức đang được áp dụng ở các nước Đông Nam á khác.
11. Phát triển hệ thống tín dụng và bảo lãnh tín dụng giành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội. Lập trung tâm đăng ký thế chấp tín dụng chung, nối mạng toàn Thành phố. Ngân hàng Nhà nước Thành phố mạnh dạn bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp có năng lực và có uy tín vay vốn nước ngoài để nhập các công nghệ phù hợp, cần thiết để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm có triển vọng trên thị trường quốc tế.
12. Phát triển thị trường lao động có tổ chức của Thành phố. Lập một số trung tâm dịch vụ việc làm do Thành phố chỉ đạo để hỗ trợ doanh nghiệp cũng như người lao động hoạt động định hướng xuyên quốc gia. Tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục và giảm bớt các phí tổn về thị thực nhập cảnh, tạo điều kiện thuận lợi về thu nhập, nhà ở,... để thu hút các cán bộ kỹ thuật, các nhà khoa học và những người điều hành kinh doanh nước ngoài đến làm việc. Thành phố ban hành quy chế quản lý dân di cư trên địa bàn theo nguyên tắc mở rộng tiếp nhận những người hiền tài và những người lao động thuộc các ngành nghề chuyên môn mà Hà Nội đang thiếu hoặc chưa đào tạo được (thông qua thi tuyển công khai). Phát triển hệ thống an sinh xã hội đối phó hiệu quả hơn với những chấn động kinh tế thị trường (coi trọng bảo hiểm thất nghiệp và hoạt động của các tổ chức từ thiện phi chính phủ...)
13. Kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh, kiểm tra, tư pháp và hoạt động dịch vụ pháp lý đối ngoại khác liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, tuân thủ các yêu cầu cam kết HNKTQT và hỗ trợ doanh nghiệp bảo đảm quyền lợi trong các tranh chấp quốc tế phát sinh trên và ngoài địa bàn Thành phố, kể cả ở nước ngoài.

  • Tags: