Khi doanh nghiệp FDI báo lỗ: Chẳng lẽ biết mà không làm gì được

Theo Tổng cục Thuế, qua đợt khảo sát về tình hình sản xuất- kinh doanh mới đây của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn cả nước, thì trong tổng số các doanh nghiệp FD

Nguyên nhân gây ra thua lỗ, về khách quan, theo các chuyên gia kinh tế, trước hết chính là do các doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư lớn, nên các chi phí liên quan đến công tác quản lý, tiền lương, các hợp đồng dịch vụ và quản lý với nước ngoài đều ở mức cao. Thậm chí, có những trường hợp liên doanh thua lỗ lớn, kéo dài, nhưng bên phía Việt Nam không có khả năng tài chính để “gánh chịu” khoản lỗ lớn để tiếp tục liên doanh, nên đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”, chuyển sang mô hình doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cho phía đối tác. Sau đó, DN lại tiếp tục tồn tại, phát triển và kinh doanh có lãi!

Về chủ quan, do trong quá trình sản xuất- kinh doanh, các doanh nghiệp FDI đã giành chi phí quá lớn cho các chương trình khuếch trương thương hiệu, các chi phí thuê tư vấn, quản lý và bảo hộ quyền sở hữu…bất chấp thua lỗ. Về vấn đề này, theo tính toán của Tổng Cục thuế, hầu hết các doanh nghiệp đều vượt mức khống chế 5-7% tổng chi phí về mức quảng cáo, khuyến mại. Chính vì thế, đã rất nhiều lần Bộ Tài chính cảnh báo về thực trạng, có không ít doanh nghiệp (công ty con) vì mục đích chiếm lĩnh thị trường cho công ty mẹ tại Việt Nam, nên đã chấp nhận bán với giá thấp hơn giá thành và tăng cường các công tác khuyến mại, quảng cáo để thu hút khách hàng, gây ra cuộc cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp có vốn FDI và các doanh nghiệp trong nước.

Bên cạnh những nguyên nhân “bề nổi” trên, còn phải kể đến một vấn đề không kém phần quan trọng, mà lâu nay đã được đem ra tranh luận rất nhiều, đó là tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh… Thông thường, đối với những dự án nằm trong một số lĩnh vực có khả năng phát triển bền vững và sinh lời cao, bên Việt Nam chỉ góp vào liên doanh bằng bất động sản, nhưng chiếm tỷ lệ trong tổng số vốn đầu tư…thêm vào đó, khi tham gia liên doanh, do trình độ quản lý của phía Việt Nam còn có hạn, nên thực chất liên doanh thường chịu sự quản lý và điều hành của phía đối tác nước ngoài, còn về phía Việt Nam thực chất chỉ được sử dụng để làm các công tác đối ngoại với các cơ quan quản lý nhà nước là chính… Do đó, phía Việt Nam không nắm đầy đủ được tình hình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp; dẫn đến tình trạng phía đối tác trong liên doanh báo lỗ, bên Việt Nam cũng đành bó tay.

Ngoài ra, theo phân tích của các chuyên gia thuế ở Tổng Cục thuế, do sự yêú thế về vốn, về trình độ quản lý của phía Việt Nam trong liên doanh, đã dẫn tới tình trạng chuyển giá theo hướng có lợi cho đối tác nước ngoài hiện đang diễn ra phổ biến trong các doanh nghiệp FDI. Chẳng hạn, như đối với trường hợp doanh nghiệp khai tăng giá nguyên- vật liệu nhập khẩu cho sản xuất, nhưng do bên Việt Nam không đủ thông tin về thị trường để đấu tranh với bên nước ngoài nhằm đạt được mức giá nhập khẩu hợp lý; cũng như vậy, khi xuất khẩu hàng hoá, ở một số lĩnh vực, thông thường thì các công ty mẹ của các công ty con ở Việt Nam thường bao tiêu sản phẩm, nhưng lại thanh toán với giá thấp…làm cho doanh nghiệp FDI (công ty con) không có lãi, dẫn đến tình trạng thua lỗ…( Đây thực chất cũng chỉ là màn kịch để biến công ty LD thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và cũng là màn kịch “kể khổ” của các doanh nghiệp liên doanh đối với các cơ quan quản lý nhà nước để được hưởng ưu đãi về thuế quan, còn thực chất phần lời đã nằm gọn trong túi của công ty mẹ ở ngoại quốc).

Và mặc dù, trên thực tế, không chỉ phía Việt Nam trong liên doanh phát hiện được thủ thuật trên của đối tác, mà còn cả các cơ quan quản lý nhà nước cũng biết nhưng cũng đành phải bó tay. Vì rằng, xét dưới góc độ pháp lý, theo ý kiến Tổng cục Thuế, hiện trong Luật thuế và các luật liên quan khác, chưa cho phép các cơ quan thuế được quyền yêu cầu doanh nghiệp kê khai, cung cấp thông tin liên quan đến các công ty liên kết với doanh nghiệp FDI hay các thông tin về giá cả hàng hoá ký kết trong hợp đồng mua bán để có thể so sánh với thị trường.

Để khắc phục tình trạng báo cáo lỗ (đang xét về mặt lỗ giả) không đúng với thực chất hoạt động trong các doanh nghiệp FDI hiện nay, Tổng cục Thuế đề nghị:

Thứ nhất, Cần sớm xây dựng khung pháp lý về quyền quản lý thuế đối với các doanh nghiệp FDI để tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan thuế có thẩm quyền xử lý các thông tin liên quan đến các công ty liên kết với các doanh nghiệp FDI; cũng như xây dựng và áp dụng các biện pháp chống chuyển giá có hiệu quả.

Thứ hai, Đề nghị nhà nước xóa bỏ cơ chế góp vốn của bên Việt Nam vào liên doanh bằng quyền sử dụng đất và bất động sản. Vì thực sự, góp vốn theo hình thức này không có ý nghĩa khi mà bên phía Việt Nam (với tư cách là bên góp vốn) không có trình độ quản lý kinh doanh; Đồng thời, không những phải nâng cao trình độ quản lý- kinh doanh của những người có chức trách của phía Việt Nam trong liên doanh, mà còn phải gắn trách nhiệm quản lý vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cho từng cá nhân một cách rõ ràng hơn.

  • Tags: