Bộ Công Thương thực hiện tốt công tác chỉ đạo, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn

Năm 2010, do tác động của biến đổi khí hậu nên thời tiết thủy văn diễn biến hết sức phức tạp và cực đoan, trong năm đã có 3 trong tổng số 6 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta. Vào đầu năm và cuối
Bộ Công Thương luôn xác định: nếu có bão lũ, thiên tai xảy ra thì ngành Công Thương là một trong những ngành chịu ảnh hưởng thiệt hại lớn. Do đó, ngay từ đầu năm, Bộ Công Thương và các đơn vị đã nhanh chóng kiện toàn ban chỉ huy phòng chống lụt bão, xây dựng kế hoạch kiểm tra ứng phó cụ thể tổ chức diễn tập và dự trữ hàng hóa nên khi có bão lũ thiên tai xảy ra đã chủ động đối phó, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Phần lớn các đơn vị đã phát huy tốt phương châm “4 tại chỗ” trong phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cứu hộ. Bộ Công Thương đã kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn; Ban chấp hành các cấp từ Bộ Công Thương tới các tập đoàn, tổng công ty, công ty, đơn vị trực thuộc các Sở Công Thương; Thành lập Văn phòng thường trực Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương theo Nghị định số 14/2010/NĐ - CP ngày 27/2/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương; Ban hành Quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ và phân công trực ban cho các thành viên của ban chấp hành các cấp; Ban hành Thông tư số 34/2010/TT - BCT ngày 07/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn đập thủy điện; Ban hành Chỉ thị số 14/CT - BCT ngày 06/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị trong Ngành tập trung rà soát, xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống và khắc phục hiệu quả thiên tai, lũ lụt bảo đảm hiệu quả, thống nhất, đồng bộ và có hệ thống; Triển khai Chỉ thị số 24/CT-BCT ngày 03/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm tra bảo đảm an toàn các công trình thủy điện trong sản xuất, điều tiết lũ đối phó với mưa, bão lũ; Thẩm định và phê duyệt 21 phương án phòng chống lụt bão bảo đảm an toàn đập cho các công trình thủy điện của tập đoàn Điện lực Việt Nam; Ban hành 09 công điện và văn bản chỉ đạo ứng phó cụ thể với từng cơn bão, lũ… Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã trực tiếp kiểm tra công tác khắc phục hậu quả lũ lụt tại các tỉnh phía Nam và Bắc Trung bộ. Trong quá trình kiểm tra phòng chống lụt bão, đã thường xuyên nắm thông tin, chỉ đạo kịp thời về tình hình cung cấp hàng hóa, hệ thống điện và an toàn đập thủy điện tại các nơi xảy ra bão lũ, nhằm bảo đảm an toàn cho công trình, nhà xưởng, nhanh chóng khắc phục hậu quả để ổn định sản xuất kinh doanh; Điều tiết cung cấp hàng hóa thiết yếu cho vùng bão lũ, quản lí thị trường, khắc phục và cung cấp điện, vận hành hồ chứa thủy điện; Chỉ đạo các cấp trực ban nắm bắt thông tin ứng phó kịp thời và sát tình huống bảo đảm cung cấp đủ thông tin ứng phó kịp thời. Ban Chỉ huy Văn phòng thường trực đã tổ chức tốt công tác trực ban 24/24h để nắm bắt kịp thời diễn biến của bão lũ. Khi có bão lũ xảy ra, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương đã điều phối kịp thời hàng hóa thiết yếu cho các vùng bị bão, lũ chia cắt như: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên. Các sở Công Thương chủ động, xây dựng chi tiết kế hoạch địa điểm dự trữ hàng hóa, phương án huy động các nhu yếu phẩm thiết yếu có 57 sở Công Thương dự trữ các mặt hàng thiết yếu như mì ăn liền, lương khô, nước uống đóng chai với tổng lượng dự trữ năm 2010 gồm 246.000, hơn 717 tấn lương khô, 156.000 tấn gạo, 590.000 thùng nước uống đóng chai… Các tập đoàn, tổng công ty đơn vị trực thuộc Bộ, xây dựng các phương án phòng chống thiên tai nên đã hạn chế được nhiều thiệt hại do bão lũ gây ra. 

Năm 2011, sự tác động của biến đổi khí hậu gây nên tình hình thời tiết diễn biến phức tạp cực đoan. Để chủ động phòng chống lụt bão, thiên tai xảy ra, ông Cao Anh Dũng - Phó trưởng Ban Chỉ huy, Chánh Văn phòng thường trực Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương cho biết: Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo xây dựng và tổ chức kiểm tra phương án phòng chống lụt bão, kế hoạch ứng phó các sự cố thảm họa và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm “4 tại chỗ”, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng đơn vị và địa bàn; Tổ chức huấn luyện, diễn tập, hội thao để nâng cao kỹ năng ứng phó, xử lý, phối hợp của các cấp trong đơn vị; Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các công trình, nhà máy, hồ, đập thủy điện để có phương án, kế hoạch sửa chữa, khắc phục các khiếm khuyết, bất cập; Đảm bảo công trình an toàn khi có thiên tai, động đất, sóng thần; Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng; Từng bước nâng cao khả năng chuẩn bị, ứng phó, phục hồi của cộng đồng trước, trong và sau thiên tai; Lồng ghép nhiệm vụ phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020; Kế hoạch hành động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra; Xây dựng phương án, kế hoạch dự trữ hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu; Xác định vùng, khu vực trọng điểm xung yếu dễ bị chia cắt khi có thiên tai để có phương án ứng cứu, dự trữ hàng hoá kịp thời theo phương châm “4 tại chỗ”; Tổ chức các đoàn kiểm tra về việc xây dựng phương án phòng chống lụt bão, kế hoạch dự trữ hàng hóa, địa điểm dự trữ hàng hóa hoàn thành trước ngày 30/5 năm 2011 đối với khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và trước ngày 30/8/2011 đối với khu vực Trung và Nam bộ; Xây dựng và vận hành hệ thống thông tin cung cấp số liệu theo Công văn số 12286 ngày 06/12/2010 của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão Bộ Công Thương. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão Bộ Công Thương cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành Quy trình vận hành liên hồ thủy điện còn thiếu. Ủy ban nhân dân các tỉnh chủ động tổ chức phê duyệt phương án phòng chống lụt bão, bảo đảm an toàn đập, phương án phòng chống lũ, lụt vùng hạ du đập của các nhà máy thủy điện trên địa bàn. Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Ủy ban Quốc gia về tìm kiếm cứu nạn có kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn cho các cơ quan quản lý.
  • Tags: