Cái đẹp nhân tạo: Đam mê và cạm bẫy

Ngoài cái đẹp trời cho, bằng thuốc, mỹ phẩm, can thiệp của y khoa và thể dục thể thao, con ng­ời có thể chỉnh sửa cơ thể mà bà mụ ban tặng, để… dễ coi hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện dịch vụ, sản phẩm

Oái ăm chuyện… làm đẹp!
Một sáng sớm ngày cuối tháng, bệnh viện TN tiêp nhận một ca cấp cứu khá hỹ hữu. Bệnh nhân là một phụ nữ tuổi 35, khá đẹp, bị ngất xỉu trên sân th­ợng sau một bài tập bụng. Sau khi khám, siêu âm, bác sĩ phát hiện phần mỡ và cơ bụng có sự rạn nứt lá lách nghi ngờ bị dập. Chồng của bệnh nhân cho biết, vợ mình mới mua một chiếc máy tập và đang nhiệt tình làm giảm vòng eo bụng. Xảy ra sự cố trên là do buổi tập hôm thứ hai của chị kéo dài hơn giờ đồng hồ… Đây không phải là bị kịch đầu tiên từ chuyện làm đẹp tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tại khoa Giải phẫu thẩm mỹ (Bệnh viện Tr­ng V­ơng), bác sĩ Ngô Anh Kiệt có hẳn một album hình của những g­ơng mặt bị dị ứng vì các thủ thuật bơm mắt, má, mũi. Anh cho biết: “Mặc dù chất silicon đã bị cấm dùng trong thẩm mỹ từ lâu, nh­ng vì thiếu hiểu biết, một số quý bà, quý cô nông thôn vẫn còn chuộng những dịch vụ thẩm mỹ di động tay ngang xài silicon. Hậu quả là rất nhiều g­ơng mặt bị biến dạng”.
Đau xót nhất là một tr­ờng hợp chỉ vì mê mấy đầu móng tay, móng chân đẹp mà một tiểu th­ơng trẻ bị nhiễm HIV. Sau khi truy tìm mọi sơ suất, chị nhớ lại có lần làm chân, chuyên viên kia vô tình làm chảy máu đầu ngón chân cái. Những dụng cụ không đảm bảo vô trùng là thủ phạm đ­a vi rút của căn bệnh thế kỷ đến với chị.
Tai biến do mỹ phẩm mang lại thì vô kể. Vì lợi nhuận mà không ít mỹ viện đã dùng những bài thuốc tự bào chế hoặc để làm đẹp cho khách. Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng (Bệnh viện Da Liễu) kể, ông vừa tiếp nhận một bệnh nhân bị giãn mạch máu do sử dụng kem tự bào chế để láng mặt, trắng da của một mỹ viện. Thời gian đầu, thuốc có hiệu quả rõ rệt, da mặt đẹp và nhẵn thế nh­ng dùng lâu hơn thì bị mẩn đỏ, ngứa, tăng bài tiết nhờn và… những gân máu nổi rõ lên mặt. “Thuốc tự bào chế gây phản ứng da rất dữ dội. Công thức của chúng chủ yếu là Dexamethason hoặc Fluocinolone đây là chất Corticoid, khi bôi lên da thì có tác dụng chống ngứa, viêm, sần sùi, vì vậy khi bôi một thời gian ngắn thì da đẹp, láng nh­ng ng­ng hay dùng lâu sẽ phản ứng theo chiều h­ớng trên. Nh­ng đã có không ít ng­ời nhầm lẫn giữa thuốc và mỹ thẩm nên đã gánh những hậu quả tai hại” - bác sĩ Hoàng khẳng định.
Cạm bẫy… sản phẩm dịch vụ
Làm đẹp là nhu cầu chính đáng của con ng­ời, đặc biệt là với quý bà, quý cô. Trong điều kiện mức sống ngày càng tăng, phái nữ không ngần ngại bỏ tiền để làm đẹp. Mỹ phẩm, mỹ viện và các ph­ơng tiện tập thẩm mỹ ồ ạt xuất hiện và ngày càng lạ, hấp dẫn. Chỉ theo dõi trên các kênh quảng cáo, th­ợng đế đã có thể… mờ mắt vì những chiếc máy làm ngực xẹp hóa căng, eo phì thành eo thon, thậm chí… lùn thành cao.
Chị em phụ nữ Sài Gòn đã từng chuyền tay nhau một hệ thống chữa béo, giảm bệnh có tên là V-care hồng ngoại. Thực chất, hệ thống này là một bộ đồ… lót bằng thun, mặc ngoài có gắn những hạt đá nhỏ bằng khoáng chất thiên nhiên gọi là đá điện, đ­ợc quảng cáo là có từ tính hồng ngoại thấp.
Giá một bộ đồ hồng ngoại không phải rẻ 610.000 đồng, kèm lời rao: “Sau khi mặc V-care vài ngày, bạn sẽ làm bạn bè đồng nghiệp ngạc nhiên tr­ớc vóc dáng tuyệt đẹp và ngoại hình khoẻ mạnh”. Không ít quý bà đã sắm và… mặc liên tiếp 6 giờ/ngày. Th­ợng tá Đỗ Kiên C­ờng (Phân viện Vật lý Y sinh thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, những lời quảng cáo của hệ thống làm đẹp trên là nhảm nhí. Về mặt khoa học không có khái niệm từ tính hồng ngoại!.
Trong lĩnh vực mỹ phẩm và thuốc làm đẹp, tình trạng nhiễu nh­ơng cũng t­ơng tự. Gần đây, giới nữ bàng hàng vì có một dịch vụ còn… toàn năng hơn th­ợng đế, ấy là.. tắm trắng tại nhà. “Da đen nh­ châu Phi cũng thành trắng!” - lời quảng cáo không có cơ sở đến mức ấy, vậy mà khối ng­ời vẫn chịu bỏ ra trên 1,5 triệu đồng trọn gói cho dịch vụ này.
Bà Nguyễn Hạnh Uyên (Tr­ởng Văn phòng khiếu nại của ng­ời tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: “Trong các thẩm mỹ viện, các tiệm uốn tóc có tồn tại một thị tr­ờng mỹ phẩm không nhãn hiệu chuyền tay, quảng cáo truyền miệng, giá rất đắt nh­ng hàng bán rất chạy. Thẩm mỹ viện gọi đó là hàng độc, đ­ợc chiết ra từ các lọ lớn. Theo giải thích, hàng đó có thể là hàng hiệu nh­ng giấu nhãn độc quyền, nh­ng cũng có thể là hàng mua từ hàng trôi nổi trên thị tr­ờng. Loại này cực kỳ nguy hiểm vì không biết thực sự nó là cái gì. Thực tế, cũng đã có nhiều mỹ viện sang chiết kem Biore thông th­ờng sang vỏ hộp loại xịn, gọi là cát tẩy trắng da Nhật và ng­ời tiêu dùng phải chịu giá trời ơi đất hỡi. Đáng l­u ý trong thời gian gần đây là các loại trà giảm béo, thuốc giảm báo có cứa fenfluramine. Cục Quản lý D­ợc Việt Nam cho biết, đã có tr­ờng hợp tử vong khi làm thon thả cơ thể bằng loại thuốc này.
… Tai biến trong hành trình đi tìm cái đẹp nhân tạo, suy cho cùng, cũng có một phần lỗi của “th­ợng đế”, ấy là sự thiếu hiểu biết. Nhiều ng­ời không phân biệt đâu là mỹ phẩm, đâu là thuốc và rất dễ tin những lời quảng cáo đ­ờng mật. Và, một sự phức tạp chỉ bắt đầu từ sự đam mê làm đẹp bằng mọi giá của ng­ời tiêu dùng. Không phải ngẫu nhiên mà tại các quốc gia tiến bộ nh­ Mỹ, hành nghề đơn giản nh­ làm móng tay cũng cần phải qua một kỳ sát hạch!.

  • Tags: