Một vài biện pháp cần thiết để thực hiện có hiệu quả Nghị định của Chính phủ về kê khai tài sản trong mọi cán bộ

Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả Nghị định của Chính phủ về kê khai tài sản bao gồm: nhà, đất, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cổ phiếu, cần được tiến hành bằng những biện pháp sau đây:

1. Trước hết cần mở đợt tuyên truyền giáo dục, thông qua sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cơ quan, sinh hoạt trong các tổ chức công đoàn và các đoàn thể, qua báo chí, đài phát thanh và truyền hình để làm cho mọi cán bộ, đảng viên, cong chức nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng của việc kê khai tài sản này, như Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ IV (khoá IX) đã chỉ rõ là nhằm mục đích: “Làm rõ ràng, minh bạch về tài sản của cán bộ, công chức, tạo điều kiện để các tổ chức quản lý và quần chúng giám sát việc hình thành tài sản mới, góp phần ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực”. Trên cơ sở đó, động viên mọi cán bộ, đảng viên, công chức, trước hết là trong cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt ở các cấp, các ngành từ trung ương đến các tỉnh, thành, quận, huyện, thị và cơ sở phải tự giác kê khai đúng để làm gương cho cán bộ, đảng viên, công chức tự giác kê khai tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.

2. Thành lập Ban chuyên trách việc kê khai tài sản và chống tham nhũng ở các cấp, các ngành từ Trung ương đến các tỉnh, thành, quận, huyện và cơ sở. Thành phần gồm có đại diện các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, thanh tra, kiểm tra, công an, mặt trận, công đoàn và các đoàn thể (Ban này không lập biên chế riêng, chỉ kiêm nhiệm nhưng phải chuyên trách) cần chọn những cán bộ có phẩm chất tốt, có lối sống lành mạnh, chí công vô tư, kiên quyết, thẳng thắn, nắm vững đường lối chính sách của đảng, luật pháp của Nhà nước. Ban này căn cứ vào Nghị định và hướng dẫn của Chính phủ, vạch ra kế hoạch, hướng dẫn nội dung kê khai tài sản cụ thể, nhất là nguồn gốc tài sản của cá nhân kê khai đó có giá trị lớn do đâu mà có ? Có kế hoạch hướng dẫn kê khai, trước hết phải bắt đầu kê khai tài sản từ cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt từ trung ương, các tỉnh, thành, rồi triển khai đến cơ sở. Qua đó, rút kinh nghiệm, rồi triển khai đến các đối tượng khác. Tiến hành kê khai trong một thời gian ngắn, nhanh gọn. Nếu để kéo dài, thì những kẻ có mưu đồ tham nhũng tìm mọi cách phân tán tài sản, làm cho việc kê khai nảy sinh phức, không đạt hiệu quả. Ban này tập trung các tờ khai để nghiên cứu xem xét và đưa ra tập thể của các tỏ chức Đảng, chính quyền, công đoàn và các tổ chức quân chúng để người tự kê khai báo cáo trước tập thể ở đơn vị đó đóng góp ý kiến. Nếu người kê khai không đứng sự thật buộc phải kê khai lại cho đúng.

3. Dự vào dân tham gia phát hiện những kẻ có mưu đồ tham nhũng, che dấu tài sản của Nhà nước biến thành của tư nhân và làm ăn bất chính. Cần có chế độ khen thưởng cho những người có công tìm hiểu và phát hiện đúng đắn những kẻ có mưu đồ tham nhũng, nhưng phải giữ bí mật cho họ, để tránh thù oán cá nhân làm hại đến họ.

4. Việc kê khai tài sản cần làm rõ, minh bạch, đạt được hiệu quả, càng làm cho Đảng và Nhà nước thấy rõ trong đội ngũ, cán bộ, đảng viên, công chức, nào có phẩm chất tốt, có lối sống lành mạnh, làm ăn chính đáng cần được phát huy trong việc sử dụng, cân nhắc, đề bạt. Còn những kẻ nào thoái hóa, biến chất, tham nhũng... phải kiên quyết xử lý nghiêm minh theo đúng luật pháp và kỷ luật Đảng, loại trừ ra khỏi Đảng và các cơ quan chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội, làm trong sạch tổ chức bộ máy, tăng cường và giữ vững lòng tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân, tạo nên sức mạnh để thực hiện thắng lợi sự nghiệp “Đổi mới” theo định hướng XHCN.

5. Qua thực tiễn, để kê khai tài sản theo Nghị định của Chính phủ đạt được hiệu quả, cần có kế hoạch, biện pháp rà soát lại các chế độ, chính sách về quản lý kinh tế, tài chính, vật tư, chế độ quản lý chi tiêu, cấp phát trên các lĩnh vực, chế độ chịu trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan và người trực tiếp quản lý kinh tế, tài chính, vật tư của Nhà nước có gì sơ hở, thiếu sót để cho những kẻ tham nhũng lợi dụng, móc nối với nhau làm thủ đoạn tham nhũng tinh vi, xảo quyết. Cần hoàn chỉnh các chế độ chính sách về quản lý kinh tế, tài chính, vật tư, chế độ chịu trách nhiệm và tỏ chức thực hiện nghiêm túc thì mới có thể ngăn ngặn được tệ nạn tham nhũng, một nguy cơ nghiêm trọng hiện nay.

  • Tags: